Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
158881

BÀI TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG NHIỄM GIUN CHO LỨA TUỔI HỌC ĐƯỜNG

Ngày 08/11/2018 15:39:13

Nhiễm giun là bệnh thường gặp ở các nước nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, các nước nghèo khó khăn, trong đó có Việt Nam. Ai cũng có thể bị nhiễm giun, đặc biệt trẻ em và học sinh là dễ bị nhiễm giun nhất. Các triệu chứng của bệnh nhiễm giun thường không rầm rộ như nhiều bệnh khác, nên chưa được cộng đồng quan tâm đúng mức. Tuy nhiên ít ai biết rằng, nhiễm giun ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, trí tuệ và sự phát triển toàn diện của trẻ em.

                                                   BÀI TRUYỀN THÔNG

PHÒNG CHỐNG NHIỄM GIUN CHO LỨA TUỔI HỌC ĐƯỜNG

 

Nhiễm giun là bệnh thường gặp ở các nước nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, các nước nghèo khó khăn, trong đó có Việt Nam. Ai cũng có thể bị nhiễm giun, đặc biệt trẻ em và học sinh là dễ bị nhiễm giun nhất. Các triệu chứng của bệnh nhiễm giun thường không rầm rộ như nhiều bệnh khác, nên chưa được cộng đồng quan tâm đúng mức. Tuy nhiên ít ai biết rằng, nhiễm giun ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, trí tuệ và sự phát triển toàn diện của trẻ em.

Vì sao chúng ta nhiễm giun và nhiễm theo con đường nào?

- Các loại giun thường gặp bao gồm: giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim. Song nhiễm giun ở trẻ em thường gặp là giun đũa, giun tóc và giun kim. Giun sống trong đường ruột của con người, hàng ngày đẻ ra rất nhiều trứng, trứng theo phân người ra ngoài đất phát triển rồi quay lại nhiễm bệnh cho người khác và chính mình.  

- Trẻ em có thể bị nhiễm giun qua đường ăn uống: do ăn thức ăn không sạch, chưa nấu chín kỹ, uống nước lã, ăn các loại rau và hoa quả chưa được rửa sạch; qua nguồn nước không vệ sinh; qua sinh hoạt hàng ngày như: không cắt móng tay chân, nghịch đất, ngồi lê la trên đất, đưa đồ chơi bẩn vào miệng, cầm nắm thức ăn không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện; qua cả nguồn không khí bị ô nhiễm,….

Giun sống trong ruột người gây tác hại như thế nào?

-  Giun ở trong ruột hút máu và chất dinh dưỡng đồng thời tiết ra độc tố làm cơ thể chúng ta bị mất máu, thiếu chất dinh dưỡng, xanh xao, vàng vọt, gầy yếu, chậm phát triển, kém thông minh.  Giun gây đau bụng, buồn nôn, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, mất ngủ và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như: Tắc ruột, lồng ruột do giun, giun chui ống mật, gây viêm ruột thừa,...

Để phòng ngừa nhiễm giun chúng ta phải thực hiện tốt những việc sau:

- Cần được tẩy giun định kỳ cho cả gia đình tối thiểu 6 tháng 1 lần (1 năm 2 lần).

- Chống phát tán mầm bệnh ra ngoài môi trường bằng cách giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường như:

+ Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện;

+ Luôn cắt móng tay sạch sẽ, không mút móng tay;

+ Luôn đi giày, dép, không nghịch đất, không ngồi lê la trên đất;

+ Không đại tiện, tiểu tiện, phóng uế bừa bãi;

+ Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường, lớp, chỗ học tập sạch sẽ.

- Không ăn: thức ăn ôi thiu, chưa nấu chín, hoa quả chưa rửa sạch, không uống nước lã.

Thông tin về ngày tẩy giun:

-  Địa điểm: Các trẻ 6-11 tuổi đi học sẽ uống thuốc tẩy giun tại trường Tiểu học của xã. Các trẻ 6-11 tuổi không đi học sẽ được uống thuốc tại trạm y tế xã.

-  Người thực hiện: Cán bộ y tế của Trạm y tế xã và các thầy cô giáo của trường Tiểu học.

-  Ngày uống thuốc tẩy giun chính: ngày 06/11/2018.

-  Ngày uống vét: ngày 09/11/2018.

       Chúc các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các em học sinh có một sức khoẻ dồi dào.

BÀI TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG NHIỄM GIUN CHO LỨA TUỔI HỌC ĐƯỜNG

Đăng lúc: 08/11/2018 15:39:13 (GMT+7)

Nhiễm giun là bệnh thường gặp ở các nước nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, các nước nghèo khó khăn, trong đó có Việt Nam. Ai cũng có thể bị nhiễm giun, đặc biệt trẻ em và học sinh là dễ bị nhiễm giun nhất. Các triệu chứng của bệnh nhiễm giun thường không rầm rộ như nhiều bệnh khác, nên chưa được cộng đồng quan tâm đúng mức. Tuy nhiên ít ai biết rằng, nhiễm giun ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, trí tuệ và sự phát triển toàn diện của trẻ em.

                                                   BÀI TRUYỀN THÔNG

PHÒNG CHỐNG NHIỄM GIUN CHO LỨA TUỔI HỌC ĐƯỜNG

 

Nhiễm giun là bệnh thường gặp ở các nước nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, các nước nghèo khó khăn, trong đó có Việt Nam. Ai cũng có thể bị nhiễm giun, đặc biệt trẻ em và học sinh là dễ bị nhiễm giun nhất. Các triệu chứng của bệnh nhiễm giun thường không rầm rộ như nhiều bệnh khác, nên chưa được cộng đồng quan tâm đúng mức. Tuy nhiên ít ai biết rằng, nhiễm giun ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, trí tuệ và sự phát triển toàn diện của trẻ em.

Vì sao chúng ta nhiễm giun và nhiễm theo con đường nào?

- Các loại giun thường gặp bao gồm: giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim. Song nhiễm giun ở trẻ em thường gặp là giun đũa, giun tóc và giun kim. Giun sống trong đường ruột của con người, hàng ngày đẻ ra rất nhiều trứng, trứng theo phân người ra ngoài đất phát triển rồi quay lại nhiễm bệnh cho người khác và chính mình.  

- Trẻ em có thể bị nhiễm giun qua đường ăn uống: do ăn thức ăn không sạch, chưa nấu chín kỹ, uống nước lã, ăn các loại rau và hoa quả chưa được rửa sạch; qua nguồn nước không vệ sinh; qua sinh hoạt hàng ngày như: không cắt móng tay chân, nghịch đất, ngồi lê la trên đất, đưa đồ chơi bẩn vào miệng, cầm nắm thức ăn không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện; qua cả nguồn không khí bị ô nhiễm,….

Giun sống trong ruột người gây tác hại như thế nào?

-  Giun ở trong ruột hút máu và chất dinh dưỡng đồng thời tiết ra độc tố làm cơ thể chúng ta bị mất máu, thiếu chất dinh dưỡng, xanh xao, vàng vọt, gầy yếu, chậm phát triển, kém thông minh.  Giun gây đau bụng, buồn nôn, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, mất ngủ và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như: Tắc ruột, lồng ruột do giun, giun chui ống mật, gây viêm ruột thừa,...

Để phòng ngừa nhiễm giun chúng ta phải thực hiện tốt những việc sau:

- Cần được tẩy giun định kỳ cho cả gia đình tối thiểu 6 tháng 1 lần (1 năm 2 lần).

- Chống phát tán mầm bệnh ra ngoài môi trường bằng cách giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường như:

+ Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện;

+ Luôn cắt móng tay sạch sẽ, không mút móng tay;

+ Luôn đi giày, dép, không nghịch đất, không ngồi lê la trên đất;

+ Không đại tiện, tiểu tiện, phóng uế bừa bãi;

+ Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường, lớp, chỗ học tập sạch sẽ.

- Không ăn: thức ăn ôi thiu, chưa nấu chín, hoa quả chưa rửa sạch, không uống nước lã.

Thông tin về ngày tẩy giun:

-  Địa điểm: Các trẻ 6-11 tuổi đi học sẽ uống thuốc tẩy giun tại trường Tiểu học của xã. Các trẻ 6-11 tuổi không đi học sẽ được uống thuốc tại trạm y tế xã.

-  Người thực hiện: Cán bộ y tế của Trạm y tế xã và các thầy cô giáo của trường Tiểu học.

-  Ngày uống thuốc tẩy giun chính: ngày 06/11/2018.

-  Ngày uống vét: ngày 09/11/2018.

       Chúc các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các em học sinh có một sức khoẻ dồi dào.

Từ khóa bài viết:
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Xã Xuân Phú, Thôn Đồng Luồng, Xã Xuân phú, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 0977916732
Email: huyminh.tp@gmai.com