Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
158881

Khái quát chung về lịch sử hình thành xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân

Ngày 04/12/2018 09:11:48

Xuân Phú Trước năm 1945: Gồm có xã Quỳ Trung có 8 thôn là: Bàn Lai, Cửa Trát, Đồng Luồng, đồng Tro, Hố Dăm, Đồng Lách, Đá Dựng, Đồng Cốc. Xã Tiên Bạn có 4 thôn là: Làng Bài, Làng Sung, Làng Pheo, Ba Ngọc thuộc Tổng Mục Sơn- Phủ Lôi Dương- Chấn Thanh Hoa. Sau năm 1945 ghép xã Quỳ Trung, xã Tiên Bạn cùng với thôn Phượng Triều ( tức là thôn Đèn Trạch xã Thọ Lâm ngày nay) thành lập xã mới lấy tên là Phượng Triều. Năm 1951 tách thôn Phượng Triều về xã Thọ Diên cũ. Còn lại tháp nhập về xã Thọ Xương. Tháng 4 năm 1954 được tách ra từ xã Thọ Xương và thành lập xã mới lấy tên là xã Xuân Phú. Từ đó đến nay có 13 thôn, Làng đó là: Bàn Lai, Cửa Trát, Thôn 12, Đồng Tro, Đồng Luồng, Đá Dựng, Đồng Cốc, Hố Dăm, Thôn Đội 3, Làng Bài, Ba Ngọc, Làng Sung, Làng Pheo.

 Xuân Phú Trước năm 1945: Gồm có xã Quỳ Trung có 8 thôn là: Bàn Lai, Cửa Trát, Đồng Luồng, đồng Tro, Hố Dăm, Đồng Lách, Đá Dựng, Đồng Cốc. Xã Tiên Bạn có 4 thôn là: Làng Bài, Làng Sung, Làng Pheo, Ba Ngọc thuộc Tổng Mục Sơn- Phủ Lôi Dương- Chấn Thanh Hoa.

Sau năm 1945 ghép xã Quỳ Trung, xã Tiên Bạn cùng với thôn Phượng Triều ( tức là thôn Đèn Trạch xã Thọ Lâm ngày nay) thành lập xã mới lấy tên là Phượng Triều.

Năm 1951 tách thôn Phượng Triều về xã Thọ Diên cũ. Còn lại tháp nhập về xã Thọ Xương. Tháng 4 năm 1954 được tách ra từ xã Thọ Xương và thành lập xã mới lấy tên là xã Xuân Phú. Từ đó đến nay có 13 thôn, Làng đó là: Bàn Lai, Cửa Trát, Thôn 12, Đồng Tro, Đồng Luồng, Đá Dựng, Đồng Cốc, Hố Dăm, Thôn Đội 3, Làng Bài, Ba Ngọc, Làng Sung, Làng Pheo.

1.1.1. Vị trí địa lý.

- Phía Đông giáp xã Xuân Thắng- Huyện Thọ Xuân

- Phía Tây giáp xã Luận Thành- Huyện Thường Xuân.

- Phía Nam giáp xã Bình Sơn- Huyện Triệu Sơn.

- Phía Bắc giáp xã Thọ Xương- Huyện Thọ Xuân.

1.1.2. Diện tích và địa hình.

- Toàn xã có tổng diện tích tự nhiên là 3180,92 ha.

Trong đó:

- Diện tích đất thổ cư là:                    195,97 ha

- Diện tích đất canh tác là:                2,662,88 ha

- Diện tích nghĩa địa: 8,69 ha Khái quát chung về điều kiện tự nhiên xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân

- Diện tích xây dựng công cộng là:              459,57 ha

- Diện tích đất trồng cây hàng năm còn lại:    331.31 ha

- Diện tích đất trông cây lâu năm:                  128,22 ha

- Diện tích đất chưa sử dụng:                           58,47 ha

Xã Xuân Phú là một xã miền núi còn gặp nhiều khó khăn của huyện Thọ Xuân có tới 85% là người dân tộc thiểu số và có diện tích canh tác được chia làm 2 phần rõ rệt.

+ Vùng đồi núi nằm ở phía Tây Nam của xã, chủ yếu có độ dốc cao trên 250 (cấp 4). Là xã không có núi đá mà chỉ có núi đất và đồi liên tiếp nối nhau, không có diện tích riêng cũng như chiều cao từng núi. Những núi đồi đó được gọi là: Núi Nhót, Dốc Cao, Bái Tây, Bái cả, Đồi Tình, Cây Cua, Cây Thềnh, Măng Mọc, Náng Đai, Cây Dao, Ao Tiên, Cây Gạo, Bai Sung, Hòn Sen, Cây Bai, Cò Chùa, Nứa Đề, Cây Đa, Vật Tư, Cây Đẻn, Cây Lôm, Cây Khế, Lạt Nhà, Lò Vôi, Đồi Tang, Hố Mít, Đồi Điếm, Đồi Đa, Đồi Măng, Núi Mướt, Đa ma, Tạng Đồn, Xoóng Xiềng, Keo Danh, Núi Cái, Bai Thuyền, Đòi Dong, Xoóng iệng, Đá Đâm, Núi rơi, Đổm Lai, Trại Tru, Cò Chè, Choáng Phu, Đồi 30, Cò Đền, .... Các đồi núi này xưa kia chủ yếu là rừng tự nhiên, quá trình sinh sống dân địa phương đã khai thác để làm nương rãy tỉa lúa, trồng sắn, trồng ngô. Nay diện tích rừng tự nhiên còn rất ít đã được giao đến hộ. Còn lại chủ yếu là trồng mía, trồng luồng và trồng cây lâm nghiệp ngắn ngày.

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước số quả đồi được bố trí trận địa hỏa lực súng máy để trực phòng không, đề phòng đánh quân đổ bộ đó là Đồi 30, Đồi Cò Đền, Núi Nhót.....

+ Vùng đồng bằng nằm ở phía đông của xã. Chủ yếu là đất trồng lúa nước và xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi cùng với khu dân cư sinh sống, số diện tích này thường là đồi núi cao việc canh tác các loại cây hoa màu gặp rất nhiều khó khăn trong việc sản xuất nông nghiệp.1.1.3. Sông ngòi:

Xưa kia có sông Hón Lu có hai nhánh chính, một nhánh từ Ba Ngọc, một nhánh từ Làng Pheo gặp nhau thành ngã ba tại Làng Sung. Thời Trần- Lê thuyền lớn lên tận ngã ba này. Do vậy mới có tên là Bến Đình, sông chảy qua Làng Bài xuống Làng Hồ, Làng Lù và chảy ra Sông Đần. Nay sông cạn và nhỏ lại chỉ còn lại con khe.

1.1.4. Dân cư:

Những năm đầu khai phá vùng đất chỉ có 2 họ, đó là họ Phạm từ Lang Chánh đến và họ Lê từ Làng Tiền Nho từ Lang Chánh đến và từ tỉnh Nghệ An ra. Trải qua thời gia từ nhiều năm, đến nay đã có 29 dòng họ là: Họ Lê, Phạm, Bùi, Nguyễn, Trần, Trương, Lương, An, Đào, Phùng, Trịnh, Ngô, Lường, Lục, Đỗ, Hà, Đinh, Cao, Quách, Cầm, Vi, Vũ, Lại, Thiều, Ngân, Lang, Đặng, Lý của 3 dân tộc Kinh, Mường, Thái cùng xen kẽ nhau làm ăn sinh sống.

Nhân dân trong xã, không phân biệt tộc họ, có đời sống hài hòa, ổn định, có đóng góp rất đáng kể góp phần ổn định kinh tế, an ninh, văn hóa tại địa phương.

1.1.5. Phong tục tập quán dân tộc:

Xưa kia toàn ở nhà sàn, trâu, lợn, gà, vịt, đều ở duới gầm sàn, nhà không đào giếng mà ăn nước giếng làng, đựng nước vào ống Nứa hoặc ống Luồng vác về đựng ở cầu thang: Phụ nữ hoàn toàn mặc váy đi làm đồng, làm rãy thì đeo Rón, Nam giới thì chíp giao nắp- phong tục làm vía cho cháu ngoại, làm vía cho người ốm nặng mong cho khỏe mạnh, chóng khỏi bệnh. Khi trong họ có người qua đời thì con cháu được buộc chỉ cổ tay... Đến nay các phong tục tập quán đó vẫn được duy trì.

1.2. Đặc điểm về kinh tế văn hoá- xã hội.

1.2.1. Kinh tế.

- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 52,032 tỷ đồng đạt 37% KH

+ Nông nghiệp: 40.119,7 tỷ đồng

+ Lâm nghiệp: 11.245 tỷ đồng

+ Thủy sản: 667,6 triệu đồng.

- Sản lượng lương thực có hạt bình quân đạt 2,017 tấn đạt 79% KH.

* Trong đó:

+ Vụ chiêm xuân: Đạt 256 tấn.

+ Vụ đông: Đạt 1,761 tấn

- Tổng đàn gia súc gia cầm:

+ Trâu: 1.015 con.

+ Bò: 295 con.

+ Lợn: 1815 con.

+ Gia cầm 55 nghìn con.

- Số hộ sản xuất kinh doanh cá thể: 1.560 hộ.

+ Trong đó hộ nông lâm ngư nghiệp: 1.560 hộ.

+ Hộ tiểu thủ công nghiệp: 115 hộ.

+ Hộ Dịch vụ 155 hộ.

- Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn là 12 doanh nghiệp.

+ Nông nghiệp:

Ruộng đất trước năm 1945, toàn xã có 45 ha, trong đó diện tích tư điền chiếm 50% = 5.000m2 = 20 ha, diện tích công điền chiếm 5000 m2. Ruộng tập chung trong tay địa chủ. Diện tích canh tác của xã nằm rải rác ở các cánh đồng như: Bàn Lai, Nậm Nai, Cây Sổ, Thâm Định, Khai Hoang, Gốc Luồng, Gò Đống, Đồng Hố, Ao Kè, Đồng Bị, Cây Đa, Trước Làng, Đồng Cạn, Cây Gạo, Đồng Mạ, Đồng Đình, Đồng Lách, Bai Khoai, Bai Luồng, Gốc Xoan, Cổng Nàng, Đồng Khang, Đồng Quần, Ngàn Ngạn, Ngọc Đàng, Đồng Xựa, Đồng Tải, Đồng Phèn, Hố Ngục, Hố Men, Hố Ngấn, Cò Đẻ, Hố Mùn, Giếng Men, Vọng Nong, Hố Mơ, Gạc Nai, Đồng Bài.....

+ Cơ cấu cây trồng: Với điều kiện chất đất và điều kiện thâm canh của đồng ruộng xã Xuân Phú trước đây chủ yếu là đồi núi nên phù hợp với các giống lúa như lúa nương cấy trên diện tích của các thung lũng, sườn đồi và dọc các bờ suối. Số diện tích cũn lại chủ yếu là canh tácc cây Luồng, cây sắn, cây ngô. Hiện nay bằng sức lao động của nhân dân được sự đầu tư sâu rộng của nhà nước hiện nay bà con dân bản đó khai hoang được các diện tích đầm lầy trước đây san ủi diện tích đất đồi thấp để canh tác cây lúa và một số các loại hoa màu khác bằng các loại lúa như: Tám Xoan, Nếp bà lão, Nếp sắt, Nếp Cẩm, Nếp đa, Nếp ong, Nếp no, Nếp củ, Nếp hoa vàng, Lúa dự, Thông đỏ, Thông trắng, Tràng kén, Lúa hương, Lúa chớp, Lúa Lốc. Không có loại đặc sản nào ...

Trong tổng diện tích canh tác của xã được cơ cấu số diện tích hai lúa 1 màu chiếm 30%. Diện tích 2 lúa là đại đa số chiếm 60%. Ngoài sản lượng lương thực chủ yếu là lúa nếp, các sản phẩm khác như: ngô, khoai, sắn, bầu, bí...

+ Chăn nuôi: Với điều kiện của Xuân Phú ngoài cây lúa nước, nhân dân trong xã còn tăng nguồn thu nhập xưa kia chăn nuôi chủ yếu là trâu để cày kéo, Ngựa, lợn, gà, chó, vịt...Nay thêm bò, dê, thỏ... Đàn bò, đàn lợn nay đã được nuôi chu đáo, không thả rông như trước đã được lai ghép cải tạo. Góp phần tăng thu nhập vừa đảm bảo lương thực cho các hộ gia đình.

+ Công nghiệp:

Công nghiệp chủ còn lạc hậu, chưa ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vì vậy sản lượng đạt được còn thấp, chủng loại sản phẩm chưa phong phú, hình thức chưa đẹp mắt, khó đáp ứng nhu cầu của thị trường.

+ Thủ công nghiệp truyền thống:

Nghề thủ công là nghề phụ của nhân dân trong xã lúc nông nhàn, rãnh rỗi, đồng thời tăng nguồn thu nhập. Ngoài nghề trồng lúa, nghề dệt thổ cẩm, nuôi tằm kéo kén, trồng bông dệt vải, đan dón thủ công khá phát triển. Nổi tiếng nhất là làng Sung, làng pheo, Ba Ngọc, Làng Bài... sản lượng hàng tháng ước tính khoảng trên 300 sản phẩm ngoài ra còn có một số nghề khác như nghề làm sản xuất đũa, tăm tre và một số vật dụng khác làm bằng cây luồng, cây tre, cây mây, đan thúng, mủng, rổ rá...

+ Nghề săn bắn chim thú trên rừng: Xưa kia các cụ thưởng tổ chức đi săn tập thể, chọn cử các tay súng giỏi, chủ yếu bằng súng kíp, súng Hỏa mai tự chế, ngoài ra còn dùng nỏ, đánh bẩy, chọn ngày tốt để đi săn, đánh 3 hồi chiêng để tập kết Chó, dùng Chó lùng xục, người đón lỏng. Địa điểm săn trong rừng, các đồi. Thú chủ yếu là Lợn Lòi, Hoảng, Nhím, thú rừng hiện nay còn rất ít và chủ yếu nằm trong các khu rừng sâu hoặc đồi núi cao.

+ Nghề khai thác lâm sản: Việc khai thác thường được đóng thành bè mảng xuôi theo Hón Lù ra sông Đần để bán cho lái buôn- Sau khi có quốc lộ 15e được mở việc khai thác: Luồng, gỗ, củi được bán cho lâm nghiệp. Nghề gỗ đã hết rừ lâu, chỉ còn lại luồng khai thác quanh năm.

+ Thương nghiệp- dịch vụ:

Trước những năm cải cách, chợ Ngã ba là một chợ nổi tiếng, tụ tập được khá đông người dân đến tham gia buôn bán, trao đổi hàng hóa. Ngoài chợ Ngã ba còn có các HTX, cửa hàng mua bán, cửa hiệu nhỏ của các hộ gia đình tập trung rìa quốc lộ 47. Mặt hàng tiêu thụ chủ yếu vẫn là các sản phẩm từ nông, lâm nghiệp do nhân dân trong xã sản xuất được.

1.2.2. Văn hoá- xã hội.

* Về Y tế- giáo dục:

- Y tế: trong những năm qua, trên địa bàn xã Xuân Phú, chất lượng đội ngũ thầy thuốc, cán bộ trực trạm đã được nâng lên, mạng lưới y tế cơ sở được chú trọng. Công tác chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân ngày càng được nâng cao, quan tâm, thực hiện đầy đủ. Các chương trình y tế quốc gia, y tế dự phòng, công tác kiểm tra an toàn thực phẩm diễn ra thường xuyên. Hiện nay, trên địa bàn có 1 trạm y tế, trong năm 2011 đã khám và chữa bệnh cho 2.128 lượt người, điều trị tại trạm 1.858 người, khám và điều trị tại nhà 270 lượt người, chuyển viện tuyến trên trên 200 người.

Công tác truyền thông dân số, gia đình và trẻ em luôn được quan tâm và phát huy có hiệu quả, thực hiện công tác tuyên truyền vận động nhân dân, thực hiện tốt các quy định của nhà nước về công tác dân số, tăng cường công tác truyền thông và thực hiện các biện pháp tránh thai, từ đó đã hạn chế thấp nhất người sinh con thứ 3. Công tác phòng chống bệnh dịch được chú trọng. Cấp phát thuốc cho người nghèo, trẻ em, tiêm phòng gia súc, gia cầm, phun thuốc khử trùng, không để dịch bệnh lan tràn.

Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong khám và điều trị bệnh, công tác kiểm tra an toàn thực phẩm chưa sâu, thiếu kiểm tra, thanh tra giám sát các cơ sở y tế tư nhân bốc thuốc, bán thuốc tại nhà.

- Giáo dục:

- Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học thực hiện đúng nề nếp chuyên môn trong các trường học, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, quan tâm chú trọng giáo dục Mầm non. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, thúc đẩy phong trào khuyến học phát triển.

 

- Tổng kết năm học 2017- 2018/, giáo dục Tiểu học và trung học cơ sở có 16 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, huyện và cấp trường.

- Công tác dạy và học tiếp tục được duy trì tốt, nề nếp chuyên môn phấn đấu thi đua nâng cao chất lượng dạy và học để năm học 2017- 2018 đạt kết quả tốt nhất ổn định cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường học, cơ sở giáo dục đóng trên địa bàn. Công tác phổ cập giáo dục được coi trọng. Xã lập ra các ban vận động khuyến học, khuyến tài ở tất cả các thôn nhằm động viên con em đến trường. Những ngày lễ giáo dục như 20/11 được đông đảo nhân dân tham gia tri ân thầy cô, mang lại nét đẹp truyền thống trong nhân dân. Xã có Trường Tiểu học và trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1

Các trung tâm giáo dục thường xuyên, dạy nghề cũng được mở ra, đáp ứng nhu cầu học tập của con em trong xã (Trung tâm học tập cộng đồng). Phát động các phong trào: gia đình, dòng họ hiếu học, khu dân cư hiếu học.

Với những cố gắng của nhân dân, đến nay, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường đạt 100%, hàng năm, con em trong xã có nhiều học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng trong toàn quốc.

* Về Văn hóa- xã hội:

Công tác bảo tồn các di tích lịch sử- Đền chùa:

Từ xưa để lại có đền thờ Đồng Lau ( ở Làng Bài ngày nay). thờ vị tướng quân Thượng đẳng Thần Đại Vương Long Đỗ là vị tướng của vua Trần Thái Tông- Trải qua năm tháng đến nay chỉ còn để lại một khu miếu nhỏ. Nhân dân trong làng lấy ngày 10 tháng 3 âm lịch là ngày hội làng.

Đền thờ thứ hai ở làng Bến Đình (nay là Làng Sung) thờ vị thần Đỗ Phương Nương Công Chúa gọi là Đền Mường Tiên Bạn. Năm 1938 ngôi đền 5 gian trồng giường bảy kẻ làm bằng gỗ được dựng lên. Tường bao gạch trong đền vẫn còn rất  nhiều hiện vật quý hiếm của nhà vua bộ phong sắc đó là: Bộ Cồng chiêng, trống, cờ, áo, mũ, mã tấu, kiếm, án thư, tắc hải và một số hiện vật có giá trị khác...

Tháng 11 năm 2010 vừa qua di tích lịch sử Đền Mường Tiên Bạn đã được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận là di tích lịch sử cấp Tỉnh.

Trong công tác xây dựng làng văn hóa hiện nay, toàn xã đã có 13/13 thôn xây dựng và khai trương làng văn hóa. Và đã được công nhận làng văn hóa cấp huyện.

* Công tác văn nghệ quần chúng:

Từ xa xưa đến nay chỉ là Xường do trai gái giao duyên với nhau có khi là vài đêm mới hết, ngoài ra còn hát Xường các đám cưới xin hoặc tiệc rượu ngày tết. Nay chỉ còn các Ông (bà) già biết nhiều. Là diện mạo khởi sắc làm nên sức sống của một đơn vị văn hoá của một cơ sở với hoạt động này xã cần thu hút quần chúng tham gia với những tác phẩm tự biên, tự diễn thông qua việc biểu diễn trên sân khẩu hoặc ngoài trời, qua đó phát hiện và bồi dưỡng các tài năng trẻ. Tổ chức cho nhân dân được xem phim, nghe nhạc, xem kịch để đưa các tác phẩm nghệ thuật đến với công chúng. Hiện ny toàn xã có 4 CLB hát Xường và 13/13 làng có CLB văn hóa văn nghệ.

* Công tác TDTT vui chơi giải trí:

Hoạt động TDTT không chỉ tăng cường thể chất mà còn rèn luyện những phẩm chất tinh thần như: ý chí bền bĩ, lòng dũng cảm, hoạt bát, thông minh, với hoạt động này xã phải ưu tiên cho quy hoạch sân bãi tại trung tâm văn hoá thôn, tổ chức mỗi thôn một câu lạc bộ TDTT. Hàng năm đều tham gia các hội thi TDTT do huyện tổ chức và định kỳ hàng năm xã tổ chức hội thao 1 lần vào ngày 2/9 hàng năm.

* Văn hóa nhà ở:

Từ xa xưa toàn là nhà sàn cột lim trôn, nhỏ thì 3 gian, lớn thì 5 gian lợp tranh cỏ, cách làm dùng rìu mổ hốc cột không dùng đục tràng... Nay nhà sàn cột trôn còn 3 cái, nhà sàn kê tảng còn 21 cái.

 

Khái quát chung về lịch sử hình thành xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân

Đăng lúc: 04/12/2018 09:11:48 (GMT+7)

Xuân Phú Trước năm 1945: Gồm có xã Quỳ Trung có 8 thôn là: Bàn Lai, Cửa Trát, Đồng Luồng, đồng Tro, Hố Dăm, Đồng Lách, Đá Dựng, Đồng Cốc. Xã Tiên Bạn có 4 thôn là: Làng Bài, Làng Sung, Làng Pheo, Ba Ngọc thuộc Tổng Mục Sơn- Phủ Lôi Dương- Chấn Thanh Hoa. Sau năm 1945 ghép xã Quỳ Trung, xã Tiên Bạn cùng với thôn Phượng Triều ( tức là thôn Đèn Trạch xã Thọ Lâm ngày nay) thành lập xã mới lấy tên là Phượng Triều. Năm 1951 tách thôn Phượng Triều về xã Thọ Diên cũ. Còn lại tháp nhập về xã Thọ Xương. Tháng 4 năm 1954 được tách ra từ xã Thọ Xương và thành lập xã mới lấy tên là xã Xuân Phú. Từ đó đến nay có 13 thôn, Làng đó là: Bàn Lai, Cửa Trát, Thôn 12, Đồng Tro, Đồng Luồng, Đá Dựng, Đồng Cốc, Hố Dăm, Thôn Đội 3, Làng Bài, Ba Ngọc, Làng Sung, Làng Pheo.

 Xuân Phú Trước năm 1945: Gồm có xã Quỳ Trung có 8 thôn là: Bàn Lai, Cửa Trát, Đồng Luồng, đồng Tro, Hố Dăm, Đồng Lách, Đá Dựng, Đồng Cốc. Xã Tiên Bạn có 4 thôn là: Làng Bài, Làng Sung, Làng Pheo, Ba Ngọc thuộc Tổng Mục Sơn- Phủ Lôi Dương- Chấn Thanh Hoa.

Sau năm 1945 ghép xã Quỳ Trung, xã Tiên Bạn cùng với thôn Phượng Triều ( tức là thôn Đèn Trạch xã Thọ Lâm ngày nay) thành lập xã mới lấy tên là Phượng Triều.

Năm 1951 tách thôn Phượng Triều về xã Thọ Diên cũ. Còn lại tháp nhập về xã Thọ Xương. Tháng 4 năm 1954 được tách ra từ xã Thọ Xương và thành lập xã mới lấy tên là xã Xuân Phú. Từ đó đến nay có 13 thôn, Làng đó là: Bàn Lai, Cửa Trát, Thôn 12, Đồng Tro, Đồng Luồng, Đá Dựng, Đồng Cốc, Hố Dăm, Thôn Đội 3, Làng Bài, Ba Ngọc, Làng Sung, Làng Pheo.

1.1.1. Vị trí địa lý.

- Phía Đông giáp xã Xuân Thắng- Huyện Thọ Xuân

- Phía Tây giáp xã Luận Thành- Huyện Thường Xuân.

- Phía Nam giáp xã Bình Sơn- Huyện Triệu Sơn.

- Phía Bắc giáp xã Thọ Xương- Huyện Thọ Xuân.

1.1.2. Diện tích và địa hình.

- Toàn xã có tổng diện tích tự nhiên là 3180,92 ha.

Trong đó:

- Diện tích đất thổ cư là:                    195,97 ha

- Diện tích đất canh tác là:                2,662,88 ha

- Diện tích nghĩa địa: 8,69 ha Khái quát chung về điều kiện tự nhiên xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân

- Diện tích xây dựng công cộng là:              459,57 ha

- Diện tích đất trồng cây hàng năm còn lại:    331.31 ha

- Diện tích đất trông cây lâu năm:                  128,22 ha

- Diện tích đất chưa sử dụng:                           58,47 ha

Xã Xuân Phú là một xã miền núi còn gặp nhiều khó khăn của huyện Thọ Xuân có tới 85% là người dân tộc thiểu số và có diện tích canh tác được chia làm 2 phần rõ rệt.

+ Vùng đồi núi nằm ở phía Tây Nam của xã, chủ yếu có độ dốc cao trên 250 (cấp 4). Là xã không có núi đá mà chỉ có núi đất và đồi liên tiếp nối nhau, không có diện tích riêng cũng như chiều cao từng núi. Những núi đồi đó được gọi là: Núi Nhót, Dốc Cao, Bái Tây, Bái cả, Đồi Tình, Cây Cua, Cây Thềnh, Măng Mọc, Náng Đai, Cây Dao, Ao Tiên, Cây Gạo, Bai Sung, Hòn Sen, Cây Bai, Cò Chùa, Nứa Đề, Cây Đa, Vật Tư, Cây Đẻn, Cây Lôm, Cây Khế, Lạt Nhà, Lò Vôi, Đồi Tang, Hố Mít, Đồi Điếm, Đồi Đa, Đồi Măng, Núi Mướt, Đa ma, Tạng Đồn, Xoóng Xiềng, Keo Danh, Núi Cái, Bai Thuyền, Đòi Dong, Xoóng iệng, Đá Đâm, Núi rơi, Đổm Lai, Trại Tru, Cò Chè, Choáng Phu, Đồi 30, Cò Đền, .... Các đồi núi này xưa kia chủ yếu là rừng tự nhiên, quá trình sinh sống dân địa phương đã khai thác để làm nương rãy tỉa lúa, trồng sắn, trồng ngô. Nay diện tích rừng tự nhiên còn rất ít đã được giao đến hộ. Còn lại chủ yếu là trồng mía, trồng luồng và trồng cây lâm nghiệp ngắn ngày.

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước số quả đồi được bố trí trận địa hỏa lực súng máy để trực phòng không, đề phòng đánh quân đổ bộ đó là Đồi 30, Đồi Cò Đền, Núi Nhót.....

+ Vùng đồng bằng nằm ở phía đông của xã. Chủ yếu là đất trồng lúa nước và xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi cùng với khu dân cư sinh sống, số diện tích này thường là đồi núi cao việc canh tác các loại cây hoa màu gặp rất nhiều khó khăn trong việc sản xuất nông nghiệp.1.1.3. Sông ngòi:

Xưa kia có sông Hón Lu có hai nhánh chính, một nhánh từ Ba Ngọc, một nhánh từ Làng Pheo gặp nhau thành ngã ba tại Làng Sung. Thời Trần- Lê thuyền lớn lên tận ngã ba này. Do vậy mới có tên là Bến Đình, sông chảy qua Làng Bài xuống Làng Hồ, Làng Lù và chảy ra Sông Đần. Nay sông cạn và nhỏ lại chỉ còn lại con khe.

1.1.4. Dân cư:

Những năm đầu khai phá vùng đất chỉ có 2 họ, đó là họ Phạm từ Lang Chánh đến và họ Lê từ Làng Tiền Nho từ Lang Chánh đến và từ tỉnh Nghệ An ra. Trải qua thời gia từ nhiều năm, đến nay đã có 29 dòng họ là: Họ Lê, Phạm, Bùi, Nguyễn, Trần, Trương, Lương, An, Đào, Phùng, Trịnh, Ngô, Lường, Lục, Đỗ, Hà, Đinh, Cao, Quách, Cầm, Vi, Vũ, Lại, Thiều, Ngân, Lang, Đặng, Lý của 3 dân tộc Kinh, Mường, Thái cùng xen kẽ nhau làm ăn sinh sống.

Nhân dân trong xã, không phân biệt tộc họ, có đời sống hài hòa, ổn định, có đóng góp rất đáng kể góp phần ổn định kinh tế, an ninh, văn hóa tại địa phương.

1.1.5. Phong tục tập quán dân tộc:

Xưa kia toàn ở nhà sàn, trâu, lợn, gà, vịt, đều ở duới gầm sàn, nhà không đào giếng mà ăn nước giếng làng, đựng nước vào ống Nứa hoặc ống Luồng vác về đựng ở cầu thang: Phụ nữ hoàn toàn mặc váy đi làm đồng, làm rãy thì đeo Rón, Nam giới thì chíp giao nắp- phong tục làm vía cho cháu ngoại, làm vía cho người ốm nặng mong cho khỏe mạnh, chóng khỏi bệnh. Khi trong họ có người qua đời thì con cháu được buộc chỉ cổ tay... Đến nay các phong tục tập quán đó vẫn được duy trì.

1.2. Đặc điểm về kinh tế văn hoá- xã hội.

1.2.1. Kinh tế.

- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 52,032 tỷ đồng đạt 37% KH

+ Nông nghiệp: 40.119,7 tỷ đồng

+ Lâm nghiệp: 11.245 tỷ đồng

+ Thủy sản: 667,6 triệu đồng.

- Sản lượng lương thực có hạt bình quân đạt 2,017 tấn đạt 79% KH.

* Trong đó:

+ Vụ chiêm xuân: Đạt 256 tấn.

+ Vụ đông: Đạt 1,761 tấn

- Tổng đàn gia súc gia cầm:

+ Trâu: 1.015 con.

+ Bò: 295 con.

+ Lợn: 1815 con.

+ Gia cầm 55 nghìn con.

- Số hộ sản xuất kinh doanh cá thể: 1.560 hộ.

+ Trong đó hộ nông lâm ngư nghiệp: 1.560 hộ.

+ Hộ tiểu thủ công nghiệp: 115 hộ.

+ Hộ Dịch vụ 155 hộ.

- Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn là 12 doanh nghiệp.

+ Nông nghiệp:

Ruộng đất trước năm 1945, toàn xã có 45 ha, trong đó diện tích tư điền chiếm 50% = 5.000m2 = 20 ha, diện tích công điền chiếm 5000 m2. Ruộng tập chung trong tay địa chủ. Diện tích canh tác của xã nằm rải rác ở các cánh đồng như: Bàn Lai, Nậm Nai, Cây Sổ, Thâm Định, Khai Hoang, Gốc Luồng, Gò Đống, Đồng Hố, Ao Kè, Đồng Bị, Cây Đa, Trước Làng, Đồng Cạn, Cây Gạo, Đồng Mạ, Đồng Đình, Đồng Lách, Bai Khoai, Bai Luồng, Gốc Xoan, Cổng Nàng, Đồng Khang, Đồng Quần, Ngàn Ngạn, Ngọc Đàng, Đồng Xựa, Đồng Tải, Đồng Phèn, Hố Ngục, Hố Men, Hố Ngấn, Cò Đẻ, Hố Mùn, Giếng Men, Vọng Nong, Hố Mơ, Gạc Nai, Đồng Bài.....

+ Cơ cấu cây trồng: Với điều kiện chất đất và điều kiện thâm canh của đồng ruộng xã Xuân Phú trước đây chủ yếu là đồi núi nên phù hợp với các giống lúa như lúa nương cấy trên diện tích của các thung lũng, sườn đồi và dọc các bờ suối. Số diện tích cũn lại chủ yếu là canh tácc cây Luồng, cây sắn, cây ngô. Hiện nay bằng sức lao động của nhân dân được sự đầu tư sâu rộng của nhà nước hiện nay bà con dân bản đó khai hoang được các diện tích đầm lầy trước đây san ủi diện tích đất đồi thấp để canh tác cây lúa và một số các loại hoa màu khác bằng các loại lúa như: Tám Xoan, Nếp bà lão, Nếp sắt, Nếp Cẩm, Nếp đa, Nếp ong, Nếp no, Nếp củ, Nếp hoa vàng, Lúa dự, Thông đỏ, Thông trắng, Tràng kén, Lúa hương, Lúa chớp, Lúa Lốc. Không có loại đặc sản nào ...

Trong tổng diện tích canh tác của xã được cơ cấu số diện tích hai lúa 1 màu chiếm 30%. Diện tích 2 lúa là đại đa số chiếm 60%. Ngoài sản lượng lương thực chủ yếu là lúa nếp, các sản phẩm khác như: ngô, khoai, sắn, bầu, bí...

+ Chăn nuôi: Với điều kiện của Xuân Phú ngoài cây lúa nước, nhân dân trong xã còn tăng nguồn thu nhập xưa kia chăn nuôi chủ yếu là trâu để cày kéo, Ngựa, lợn, gà, chó, vịt...Nay thêm bò, dê, thỏ... Đàn bò, đàn lợn nay đã được nuôi chu đáo, không thả rông như trước đã được lai ghép cải tạo. Góp phần tăng thu nhập vừa đảm bảo lương thực cho các hộ gia đình.

+ Công nghiệp:

Công nghiệp chủ còn lạc hậu, chưa ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vì vậy sản lượng đạt được còn thấp, chủng loại sản phẩm chưa phong phú, hình thức chưa đẹp mắt, khó đáp ứng nhu cầu của thị trường.

+ Thủ công nghiệp truyền thống:

Nghề thủ công là nghề phụ của nhân dân trong xã lúc nông nhàn, rãnh rỗi, đồng thời tăng nguồn thu nhập. Ngoài nghề trồng lúa, nghề dệt thổ cẩm, nuôi tằm kéo kén, trồng bông dệt vải, đan dón thủ công khá phát triển. Nổi tiếng nhất là làng Sung, làng pheo, Ba Ngọc, Làng Bài... sản lượng hàng tháng ước tính khoảng trên 300 sản phẩm ngoài ra còn có một số nghề khác như nghề làm sản xuất đũa, tăm tre và một số vật dụng khác làm bằng cây luồng, cây tre, cây mây, đan thúng, mủng, rổ rá...

+ Nghề săn bắn chim thú trên rừng: Xưa kia các cụ thưởng tổ chức đi săn tập thể, chọn cử các tay súng giỏi, chủ yếu bằng súng kíp, súng Hỏa mai tự chế, ngoài ra còn dùng nỏ, đánh bẩy, chọn ngày tốt để đi săn, đánh 3 hồi chiêng để tập kết Chó, dùng Chó lùng xục, người đón lỏng. Địa điểm săn trong rừng, các đồi. Thú chủ yếu là Lợn Lòi, Hoảng, Nhím, thú rừng hiện nay còn rất ít và chủ yếu nằm trong các khu rừng sâu hoặc đồi núi cao.

+ Nghề khai thác lâm sản: Việc khai thác thường được đóng thành bè mảng xuôi theo Hón Lù ra sông Đần để bán cho lái buôn- Sau khi có quốc lộ 15e được mở việc khai thác: Luồng, gỗ, củi được bán cho lâm nghiệp. Nghề gỗ đã hết rừ lâu, chỉ còn lại luồng khai thác quanh năm.

+ Thương nghiệp- dịch vụ:

Trước những năm cải cách, chợ Ngã ba là một chợ nổi tiếng, tụ tập được khá đông người dân đến tham gia buôn bán, trao đổi hàng hóa. Ngoài chợ Ngã ba còn có các HTX, cửa hàng mua bán, cửa hiệu nhỏ của các hộ gia đình tập trung rìa quốc lộ 47. Mặt hàng tiêu thụ chủ yếu vẫn là các sản phẩm từ nông, lâm nghiệp do nhân dân trong xã sản xuất được.

1.2.2. Văn hoá- xã hội.

* Về Y tế- giáo dục:

- Y tế: trong những năm qua, trên địa bàn xã Xuân Phú, chất lượng đội ngũ thầy thuốc, cán bộ trực trạm đã được nâng lên, mạng lưới y tế cơ sở được chú trọng. Công tác chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân ngày càng được nâng cao, quan tâm, thực hiện đầy đủ. Các chương trình y tế quốc gia, y tế dự phòng, công tác kiểm tra an toàn thực phẩm diễn ra thường xuyên. Hiện nay, trên địa bàn có 1 trạm y tế, trong năm 2011 đã khám và chữa bệnh cho 2.128 lượt người, điều trị tại trạm 1.858 người, khám và điều trị tại nhà 270 lượt người, chuyển viện tuyến trên trên 200 người.

Công tác truyền thông dân số, gia đình và trẻ em luôn được quan tâm và phát huy có hiệu quả, thực hiện công tác tuyên truyền vận động nhân dân, thực hiện tốt các quy định của nhà nước về công tác dân số, tăng cường công tác truyền thông và thực hiện các biện pháp tránh thai, từ đó đã hạn chế thấp nhất người sinh con thứ 3. Công tác phòng chống bệnh dịch được chú trọng. Cấp phát thuốc cho người nghèo, trẻ em, tiêm phòng gia súc, gia cầm, phun thuốc khử trùng, không để dịch bệnh lan tràn.

Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong khám và điều trị bệnh, công tác kiểm tra an toàn thực phẩm chưa sâu, thiếu kiểm tra, thanh tra giám sát các cơ sở y tế tư nhân bốc thuốc, bán thuốc tại nhà.

- Giáo dục:

- Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học thực hiện đúng nề nếp chuyên môn trong các trường học, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, quan tâm chú trọng giáo dục Mầm non. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, thúc đẩy phong trào khuyến học phát triển.

 

- Tổng kết năm học 2017- 2018/, giáo dục Tiểu học và trung học cơ sở có 16 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, huyện và cấp trường.

- Công tác dạy và học tiếp tục được duy trì tốt, nề nếp chuyên môn phấn đấu thi đua nâng cao chất lượng dạy và học để năm học 2017- 2018 đạt kết quả tốt nhất ổn định cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường học, cơ sở giáo dục đóng trên địa bàn. Công tác phổ cập giáo dục được coi trọng. Xã lập ra các ban vận động khuyến học, khuyến tài ở tất cả các thôn nhằm động viên con em đến trường. Những ngày lễ giáo dục như 20/11 được đông đảo nhân dân tham gia tri ân thầy cô, mang lại nét đẹp truyền thống trong nhân dân. Xã có Trường Tiểu học và trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1

Các trung tâm giáo dục thường xuyên, dạy nghề cũng được mở ra, đáp ứng nhu cầu học tập của con em trong xã (Trung tâm học tập cộng đồng). Phát động các phong trào: gia đình, dòng họ hiếu học, khu dân cư hiếu học.

Với những cố gắng của nhân dân, đến nay, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường đạt 100%, hàng năm, con em trong xã có nhiều học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng trong toàn quốc.

* Về Văn hóa- xã hội:

Công tác bảo tồn các di tích lịch sử- Đền chùa:

Từ xưa để lại có đền thờ Đồng Lau ( ở Làng Bài ngày nay). thờ vị tướng quân Thượng đẳng Thần Đại Vương Long Đỗ là vị tướng của vua Trần Thái Tông- Trải qua năm tháng đến nay chỉ còn để lại một khu miếu nhỏ. Nhân dân trong làng lấy ngày 10 tháng 3 âm lịch là ngày hội làng.

Đền thờ thứ hai ở làng Bến Đình (nay là Làng Sung) thờ vị thần Đỗ Phương Nương Công Chúa gọi là Đền Mường Tiên Bạn. Năm 1938 ngôi đền 5 gian trồng giường bảy kẻ làm bằng gỗ được dựng lên. Tường bao gạch trong đền vẫn còn rất  nhiều hiện vật quý hiếm của nhà vua bộ phong sắc đó là: Bộ Cồng chiêng, trống, cờ, áo, mũ, mã tấu, kiếm, án thư, tắc hải và một số hiện vật có giá trị khác...

Tháng 11 năm 2010 vừa qua di tích lịch sử Đền Mường Tiên Bạn đã được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận là di tích lịch sử cấp Tỉnh.

Trong công tác xây dựng làng văn hóa hiện nay, toàn xã đã có 13/13 thôn xây dựng và khai trương làng văn hóa. Và đã được công nhận làng văn hóa cấp huyện.

* Công tác văn nghệ quần chúng:

Từ xa xưa đến nay chỉ là Xường do trai gái giao duyên với nhau có khi là vài đêm mới hết, ngoài ra còn hát Xường các đám cưới xin hoặc tiệc rượu ngày tết. Nay chỉ còn các Ông (bà) già biết nhiều. Là diện mạo khởi sắc làm nên sức sống của một đơn vị văn hoá của một cơ sở với hoạt động này xã cần thu hút quần chúng tham gia với những tác phẩm tự biên, tự diễn thông qua việc biểu diễn trên sân khẩu hoặc ngoài trời, qua đó phát hiện và bồi dưỡng các tài năng trẻ. Tổ chức cho nhân dân được xem phim, nghe nhạc, xem kịch để đưa các tác phẩm nghệ thuật đến với công chúng. Hiện ny toàn xã có 4 CLB hát Xường và 13/13 làng có CLB văn hóa văn nghệ.

* Công tác TDTT vui chơi giải trí:

Hoạt động TDTT không chỉ tăng cường thể chất mà còn rèn luyện những phẩm chất tinh thần như: ý chí bền bĩ, lòng dũng cảm, hoạt bát, thông minh, với hoạt động này xã phải ưu tiên cho quy hoạch sân bãi tại trung tâm văn hoá thôn, tổ chức mỗi thôn một câu lạc bộ TDTT. Hàng năm đều tham gia các hội thi TDTT do huyện tổ chức và định kỳ hàng năm xã tổ chức hội thao 1 lần vào ngày 2/9 hàng năm.

* Văn hóa nhà ở:

Từ xa xưa toàn là nhà sàn cột lim trôn, nhỏ thì 3 gian, lớn thì 5 gian lợp tranh cỏ, cách làm dùng rìu mổ hốc cột không dùng đục tràng... Nay nhà sàn cột trôn còn 3 cái, nhà sàn kê tảng còn 21 cái.

 

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Xã Xuân Phú, Thôn Đồng Luồng, Xã Xuân phú, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 0977916732
Email: huyminh.tp@gmai.com