Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
158881

Bảo hiểm xã hội tự nguyện - chỗ dựa vững chắc cho mỗi công dân

Ngày 09/08/2019 00:00:00

Ngày nay, BHXH là một chính sách xã hội đặc biệt quan trọng được nước ta chú trọng phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và được pháp luật hóa trong hệ thống pháp luật của Nhà nước. Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT) là hai chính sách quan trọng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

 

Bảo hiểm xã hội tự nguyện - chỗ dựa vững chắc cho mỗi công dân

Ngày nay, BHXH là một chính sách xã hội đặc biệt quan trọng được nước ta chú trọng phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và được pháp luật hóa trong hệ thống pháp luật của Nhà nước. Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT) là hai chính sách quan trọng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Chỉ thị số 08-CT/HU, ngày 05/10/2017 “về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện giai đoạn 2017 - 2020”.

Triển khai thực hiện Chỉ thị, Ban chấp hành Đảng bộ Quyết định thành lập Tổ truyền thông phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện tại địa bàn các thôn trong toàn xã. Tổ truyền thông có nhiệm vụ xây dựng Kế hoạch, đấu mối tổ chức hội nghị tại nhà văn hóa thôn, nhà văn hóa làng để tuyên truyền, triển khai việc phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện với các nội dung cơ bản sau:

I. Đối tượng, mức đóng, phương thức đóng BHXH tự nguyện:

1. Đối tượng:

Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Bao gồm:

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2018; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi.

- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn,

- Người lao động giúp việc gia đình.

- Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương.

- Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình.

- Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH.

2. Mức đóng:

Mức đóng BHXH hằng tháng bằng 22% mức thu nhập hàng tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn; trong đó mức thấp nhất bằng chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ (chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn là 700.000 đồng/tháng); mức cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

3. Phương thức đóng:

Người tham gia BHXH có thể lựa chọn đóng hằng tháng, đóng 3 tháng, đóng 6 tháng hoặc đóng 12 tháng/lần; có thể đóng một lần cho nhiều năm về sau (không quá 5 năm/lần); đóng một lần cho những năm còn thiếu (không quá 10 năm). Người tham gia BHXH tự nguyện được thay đổi phương thức đóng hoặc mức thu nhập hằng tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện sau khi thực hiện xong phương thức đóng đã chọn trước đó.

4. Chế độ hỗ trợ:

Từ ngày 01/01/2018 Nhà nước hỗ trợ mức đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể:

- Hỗ trợ 30% đối với đối tượng thuộc hộ nghèo.

- Hỗ trợ 25% đối với đối tượng thuộc hộ cận nghèo.

- Hỗ trợ 10% đối với các đối tượng còn lại.

II. Về quyền lợi:

Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng nhiều quyền lợi, các quyền lợi cơ bản như sau:

1. Chế độ hưu trí:

Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí khi đủ tuổi (nam 60 tuổi và nữ 55 tuổi) và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên. Mức hưởng lương hưu hằng tháng bằng tỷ lệ hưởng lương hưu nhân với lương bình quân đóng BHXH. Từ ngày 01/01/2018, mức hưởng tính như sau:

- Đối với nữ: 15 năm đóng BHXH tương ứng với 45%, sau đó cứ thêm 01 năm đóng BHXH được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

- Đối với nam: Năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, năm 2022 là 20 năm đóng BHXH tương ứng với 45%, sau đó cứ thêm 01 năm tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

2. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu:

Những người có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài hưởng lương hưu hằng tháng còn được hưởng trợ cấp một lần; mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

3. Trợ cấp BHXH một lần:

Những người đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục đóng BHXH; người ra nước ngoài định cư; người đang bị mắc một trong các bệnh nguy hiểm đến tính mạng… có thể yêu cầu nhận BHXH một lần. Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014 và 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi. Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ 01 năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

4. Chế độ tử tuất:

- Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 60 tháng trở lên; Người đang hưởng lương hưu bị chết thì người lo mai táng được hưởng trợ cấp mai táng phí bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người tham gia BHXH tự nguyện chết.

- Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người đang hưởng lương hưu khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.

Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng từ năm 2014 trở đi. Trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức trợ cấp tuất một lần bằng số tiền đã đóng nhưng mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; trường hợp chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu.

5. Thẻ Bảo hiểm y tế:

Người tham gia BHXH tự nguyện, khi đủ điều kiện nghỉ hưu sẽ được cấp thẻ BHYT, quyền lợi được hưởng như thẻ BHYT của người tham gia BHXH bắt buộc…

Ngay sau khi tiếp thu các nội dung cơ bản trong chính sách pháp luật về BHXH tự nguyện, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội: MTTQ, Hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên, hội CCB đã triển khai kịp thời công tác tuyên truyền đến các đoàn viên, hội viên của tổ chức mình. Số người đăng ký tham gia BHXH tự nguyện đang tăng nhanh ở hầu hết các đơn vị thôn trên địa bàn. Trong thời gian tới, để tiếp tục tăng tỷ lệ diện bao phủ BHXH, nhằm hoàn thành mục tiêu về tỷ lệ tham gia BHXH, BHYT theo Chỉ thị 08-CT/HU, ngày 05/10/2017 của Ban Thường vụ Huyện ủy và thực hiện tốt công tác an sinh xã hội trên địa bàn, BCH Đảng bộ xã đề nghị các Ban công tác mặt trận thôn, MTTQ và các đoàn thể cần tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích Đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia BHXH tự nguyện; để người lao động khi về già được hưởng lương hưu, chủ động kinh tế của bản thân, đảm bảo ổn định cuộc sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và Xuân Phú đạt được mục tiêu trở thành xã nông thôn mới vào năm 2018.

                                                                                                          CC VHXH: Phạm Thị Hà

Bảo hiểm xã hội tự nguyện - chỗ dựa vững chắc cho mỗi công dân

Đăng lúc: 09/08/2019 00:00:00 (GMT+7)

Ngày nay, BHXH là một chính sách xã hội đặc biệt quan trọng được nước ta chú trọng phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và được pháp luật hóa trong hệ thống pháp luật của Nhà nước. Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT) là hai chính sách quan trọng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

 

Bảo hiểm xã hội tự nguyện - chỗ dựa vững chắc cho mỗi công dân

Ngày nay, BHXH là một chính sách xã hội đặc biệt quan trọng được nước ta chú trọng phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và được pháp luật hóa trong hệ thống pháp luật của Nhà nước. Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT) là hai chính sách quan trọng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Chỉ thị số 08-CT/HU, ngày 05/10/2017 “về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện giai đoạn 2017 - 2020”.

Triển khai thực hiện Chỉ thị, Ban chấp hành Đảng bộ Quyết định thành lập Tổ truyền thông phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện tại địa bàn các thôn trong toàn xã. Tổ truyền thông có nhiệm vụ xây dựng Kế hoạch, đấu mối tổ chức hội nghị tại nhà văn hóa thôn, nhà văn hóa làng để tuyên truyền, triển khai việc phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện với các nội dung cơ bản sau:

I. Đối tượng, mức đóng, phương thức đóng BHXH tự nguyện:

1. Đối tượng:

Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Bao gồm:

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2018; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi.

- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn,

- Người lao động giúp việc gia đình.

- Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương.

- Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình.

- Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH.

2. Mức đóng:

Mức đóng BHXH hằng tháng bằng 22% mức thu nhập hàng tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn; trong đó mức thấp nhất bằng chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ (chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn là 700.000 đồng/tháng); mức cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

3. Phương thức đóng:

Người tham gia BHXH có thể lựa chọn đóng hằng tháng, đóng 3 tháng, đóng 6 tháng hoặc đóng 12 tháng/lần; có thể đóng một lần cho nhiều năm về sau (không quá 5 năm/lần); đóng một lần cho những năm còn thiếu (không quá 10 năm). Người tham gia BHXH tự nguyện được thay đổi phương thức đóng hoặc mức thu nhập hằng tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện sau khi thực hiện xong phương thức đóng đã chọn trước đó.

4. Chế độ hỗ trợ:

Từ ngày 01/01/2018 Nhà nước hỗ trợ mức đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể:

- Hỗ trợ 30% đối với đối tượng thuộc hộ nghèo.

- Hỗ trợ 25% đối với đối tượng thuộc hộ cận nghèo.

- Hỗ trợ 10% đối với các đối tượng còn lại.

II. Về quyền lợi:

Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng nhiều quyền lợi, các quyền lợi cơ bản như sau:

1. Chế độ hưu trí:

Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí khi đủ tuổi (nam 60 tuổi và nữ 55 tuổi) và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên. Mức hưởng lương hưu hằng tháng bằng tỷ lệ hưởng lương hưu nhân với lương bình quân đóng BHXH. Từ ngày 01/01/2018, mức hưởng tính như sau:

- Đối với nữ: 15 năm đóng BHXH tương ứng với 45%, sau đó cứ thêm 01 năm đóng BHXH được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

- Đối với nam: Năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, năm 2022 là 20 năm đóng BHXH tương ứng với 45%, sau đó cứ thêm 01 năm tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

2. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu:

Những người có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài hưởng lương hưu hằng tháng còn được hưởng trợ cấp một lần; mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

3. Trợ cấp BHXH một lần:

Những người đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục đóng BHXH; người ra nước ngoài định cư; người đang bị mắc một trong các bệnh nguy hiểm đến tính mạng… có thể yêu cầu nhận BHXH một lần. Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014 và 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi. Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ 01 năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

4. Chế độ tử tuất:

- Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 60 tháng trở lên; Người đang hưởng lương hưu bị chết thì người lo mai táng được hưởng trợ cấp mai táng phí bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người tham gia BHXH tự nguyện chết.

- Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người đang hưởng lương hưu khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.

Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng từ năm 2014 trở đi. Trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức trợ cấp tuất một lần bằng số tiền đã đóng nhưng mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; trường hợp chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu.

5. Thẻ Bảo hiểm y tế:

Người tham gia BHXH tự nguyện, khi đủ điều kiện nghỉ hưu sẽ được cấp thẻ BHYT, quyền lợi được hưởng như thẻ BHYT của người tham gia BHXH bắt buộc…

Ngay sau khi tiếp thu các nội dung cơ bản trong chính sách pháp luật về BHXH tự nguyện, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội: MTTQ, Hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên, hội CCB đã triển khai kịp thời công tác tuyên truyền đến các đoàn viên, hội viên của tổ chức mình. Số người đăng ký tham gia BHXH tự nguyện đang tăng nhanh ở hầu hết các đơn vị thôn trên địa bàn. Trong thời gian tới, để tiếp tục tăng tỷ lệ diện bao phủ BHXH, nhằm hoàn thành mục tiêu về tỷ lệ tham gia BHXH, BHYT theo Chỉ thị 08-CT/HU, ngày 05/10/2017 của Ban Thường vụ Huyện ủy và thực hiện tốt công tác an sinh xã hội trên địa bàn, BCH Đảng bộ xã đề nghị các Ban công tác mặt trận thôn, MTTQ và các đoàn thể cần tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích Đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia BHXH tự nguyện; để người lao động khi về già được hưởng lương hưu, chủ động kinh tế của bản thân, đảm bảo ổn định cuộc sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và Xuân Phú đạt được mục tiêu trở thành xã nông thôn mới vào năm 2018.

                                                                                                          CC VHXH: Phạm Thị Hà

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Xã Xuân Phú, Thôn Đồng Luồng, Xã Xuân phú, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 0977916732
Email: huyminh.tp@gmai.com