Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
158881

BÁO CÁO THAM LUẬN TẠI HỘI NGHỊ SƠ KẾT ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ, ĐỀ ÁN 06

Ngày 02/12/2023 00:16:37

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo! Kính thưa các quý vị đại biểu ! Thưa toàn thể Hội nghị!

 Về tham dự Hội nghị sơ kết đánh giá tình hình sơ kết 9 tháng đầu năm 2023 về chuyển đổi số, đề án 06 và kết quả triển khai mô hình “3 không” trên địa bàn huyện, trước hết tôi hoàn toàn nhất trí cao với báo cáo mà ban tổ chức đã trình bày tại hội nghị. Tham gia tham luận tại Hội nghị, tôi xin được phát biểu về một số vấn đế về chuyển đổi số tại xã Xuân Phú, đó là tình hình thực hiện công tác chuyển đổi số và kết quả hoàn thành các tiêu, từ đó cũng xin kiến nghị, đề xuất một số giải pháp để đóng góp vào kế hoạch chung của huyện.

Kính thưa Hội nghị!

Là xã miền núi cách trung tâm huyện hơn 20km, với 65% dân số của xã là người dân tộc thiểu số. Thực hiện Kế hoạch số 93-KH/HU, ngày 03/3/2022 của Huyện ủy Thọ Xuân về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TƯ ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và các văn bản chỉ đạo khác của tỉnh, của huyện về việc triển khai và đẩy mạnh chuyển đổi số. Cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể tại địa phương coi chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, trong đó, đã xác định quan điểm người dân là trung tâm của chuyển đổi số.

Việc làm đầu tiên của chúng tôi là phải thay đổi tư tuy, nâng cao nhận thức cho đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, công chức và Nhân dân về chuyển đổi số một cách căn bản nhất, từ đó mới có thể triển khai các hoạt động chuyển đổi số hiệu quả. Chúng tôi đã quán triệt, triển khai đầy đủ, kịp thời, rộng rãi các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện chuyển đổi số. Bên cạnh đó cũng đã xây dựng ban hành các văn bản để triển khai chuyển đổi số tại địa bàn, gần đây nhất là đã thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số của xã, ban hành quy chế hoạt động và cũng có quyết định thành lập 12 tổ công nghệ số cộng đồng tại 12 thôn. Ban chỉ đạo cũng đã xây dựng kế hoạch chuyển đổi số của xã đến năm 2025, đưa ra các mục tiêu, giải pháp và lộ trình cụ thể chuyển đổi số hàng năm. Đồng thời đã thường xuyên cử cán bộ, công chức tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng tập huấn về công tác chuyển đổi số như tập huấn xử lý văn bản trên môi trường điện tử, dịch vụ công trực tuyến. Riêng bản thân tôi cũng đã hoàn thành khóa học về chuyển đổi số cho đội ngũ lãnh đạo cấp xã trên nền tảng trực tuyến do Bộ thông tin và truyền thông tổ chức. Cũng với đó, chúng tôi cũng đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về chuyển đổi số đến người dân trên địa bàn như tuyên truyền trực tiếp qua các hoạt động của các đoàn thể, qua hệ thống truyền thanh, tuyên truyền lưu động, qua mạng xã hội, trang thông tin điện tử và tuyên truyền trực quan bằng các băng rôn, khẩu hiệu. Nhờ đó, người dân trên địa bàn xã cũng đã chủ động tham gia vào các loại hình dịch vụ của xã hội số, từng bước hình thành văn hóa trên môi trường số.

Thứ hai, chúng tôi xác định, xây dựng hạ tầng số là nhiệm vụ hàng đầu trong chuyển đổi số. Đến nay, hạ tầng băng rộng cáp quang đã phủ đến 100% hộ gia đình trên địa bàn xã. 100% cơ quan, đơn vị trên địa bàn đã lắp đặt các hệ thống mạng internet. Hệ thống camera giám sát cũng được lắp đặt với 36 mắt tại các điểm công cộng, điểm tập trung đông người và kết nối về điểm giám sát tập trung tại Công an xã nhằm tăng cường công tác bảo đảm an ninh - trật tự công cộng, ngăn chặn các hành vi trộm cắp, xả rác bừa bãi ra môi trường. Trong thời gian tới, xã đã phối hợp với VNPT Thọ Xuân lắp đặt Internet tại Nhà văn hóa 12 thôn để phục vụ sinh hoạt cộng đồng của Nhân dân. Buổi tối, bà con Nhân dân hoặc thanh niên trong thôn có thể tập trung ở nhà văn hóa để tập luyện văn nghệ - thể thao hoặc tổ chức các hoạt động tập thể.

Thứ ba là xây dựng chính quyền số để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, việc xây dựng chính quyến số tại xã được triển khai tương đối đồng bộ. Chúng tôi đã phối hợp với VNPT rà soát hệ thống máy tính, các thiết bị để bảo đảm an toàn, tránh lộ lọt thông tin. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chứng thư điện tử và chữ ký số chuyên dùng cá nhân trong tiếp nhận, xử lý, ký số, phát hành, quản lý và lưu trữ văn bản, hồ sơ điện tử, chuyển đổi hình thức làm việc từ sử dụng văn bản, tài liệu giấy sang sử dụng văn bản điện tử làm việc trực tuyến thông qua máy tính kết nối mạng Internet và thiết bị di động. Thường xuyên theo dõi, quản lý, duy trì hoạt động của các phần mềm phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, tác nghiệp được liên tục, thông suốt. Hiện nay tại xã, 100% văn bản điều hành được ban hành trên môi trường điện tử với tỷ lệ văn bản điện tử ký số đạt 100%, tỷ lệ cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng hộp thư điện tử, phần mềm điện tử hàng tháng đều đạt 100%. Triển khai xây dựng phòng họp trực tuyến, chú trọng tổ chức các hội nghị, cuộc họp không sử dụng văn bản, tài liệu giấy trong các hoạt động tại cơ quan. Để thực hiện được nội dung này chúng tôi đã rà soát, bổ sung đầy đủ các trang thiết bị đảm bảo sẵn sàng, và hiệu quả kết nối tham gia phòng họp không giấy tờ và kết nối hội nghị trực tuyến. Nâng cao chất lượng, hiệu quả ứng dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, từ đầu năm 2022, đến nay, đã có 114 hồ sơ được xử lý trên hệ thống, trả kết quả đảm bảo 100% hồ sơ trước hạn và đúng hạn. Ngoài ra các phần mềm Hộ tịch; phần mềm Kế toán, Phần mềm dữ liệu quốc gia về dân cư cũng được sử dụng hiệu quả. Cùng với đó, kỷ luật, kỷ cương hành chính cũng được siết chặt, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động chính quyền địa phương, phục vụ người dân ngày càng tốt hơn.

Thứ 4 là trong phát triển kinh tế số, hiện nay xã đã và đang triển khai hỗ trợ, hướng dẫn cho người dân tham gia sàn thương mại điện tử; tham gia các nhóm bán hàng trên mạng xã hội Zalo, Facebook, từ đó từng bước thay đổi nhận thức về cách thức bán hàng, xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho sản phẩm. Hướng dẫn một số sản phẩm đặc trưng của địa phương như: dưa vàng Kim Hoàng hậu, cam Valencia, ổi tứ quý….  được đưa lên sàn thương mại điện tử đã được thiết kế thêm bao bì, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc, từ đó sản phẩm được nhiều người biết đến hơn.

Về xây dựng xã hội số trên địa bàn, một trong những chuyển biến tích cực đó chính là nhiều người dân đã dần thay đổi về nhận thức, trở thành những nhân tố tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Đa dạng kênh giao tiếp, tiếp cận thông tin giữa chính quyền và người dân như qua các nhóm Zalo, Facebook, trang thông tin điện tử của xã đã giúp người dân nhanh chóng nắm bắt kịp thời tinh thần chỉ đạo đem lại niềm tin của người dân đối với sự quản lý, điều hành của chính quyền.

Kính thưa Hội nghị, với những kết quả bước đầu trong triển khai chuyển đổi số Xuân Phú là 1 trong 7 xã đầu tiên của huyện hoàn thành các tiêu chí chuyển đổi số năm 2022. Đây là tiền đề quan trọng để xã tiếp tục triển khai hiệu quả nhiệm vụ chuyển đổi số trong những năm tiếp theo. Bên cạnh đó trong quá trình thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn thì vẫn còn một số khó khăn như: Quá trình Chuyển đổi số trên địa bàn còn chậm, một số lãnh đạo, cán bộ công chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và Nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng, tính cấp bách của chuyển đổi số; Phần lớn các doanh nghiệp chưa quan tâm, tích cực, chủ động tiếp cận, ứng dụng công nghệ số, các nền tảng số phục vụ chuyển đổi số. Phát triển kinh tế số của  xã còn mang tính tự phát, quy mô nhỏ, giá trị thấp.

Và để trong thời gian tới, kế hoạch chuyển đổi số trên địa bàn xã  nói riêng và hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ mà kế hoạch chuyển đổi số của huyện đã đề ra, tôi xin có một số kiến nghị đề xuất một số giải pháp như sau:

Trước hết, khi triển khai thực hiện chuyển đổi số phải xác định và đánh giá cụ thể, rõ ràng được điều kiện về con người, hạ tầng, trình độ, điều kiện tiếp cận công nghệ của người dân tại địa phương để từ đó xây dựng được giải pháp triển khai có tính sát thực và phù hợp.

Thứ hai cần phải phải tuyên truyền tích cực bằng nhiều hình thức khác nhau để cán bộ, đảng viên, người dân và doanh nghiệp hiểu thế nào là chuyển đổi số, chuyển đổi số ở lĩnh vực nào và mang lại lợi ích như thế nào thì quá trình triển khai thực hiện mới có thể thuận lợi, thu hút được sự tham gia của đông đảo người dân và doanh nghiệp.

Lãnh đạo địa phương, cán bộ, công chức cần có sự quyết tâm vào cuộc tích cực trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, phải vận dụng sáng tạo vào điều kiện đặc thù của địa phương trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng thành viên, từng bộ phận. Trong quá trình triển khai cần phải có sự thống nhất, trao đổi nhanh chóng giữa các cấp, các bộ phận, các công việc thông qua các nhóm zalo trao đổi công việc, khi thống nhất có được sự đồng thuận là bắt đầu triển khai thực hiện ngay.

Mỗi cán bộ, công chức cần tăng cường hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin để thay đổi phương thức làm việc, giảm sử dụng văn bản giấy tờ, giảm họp hành tập trung, tăng cường họp trực tuyến để dành thời gian xử lý công việc.

Đặc biệt, để chuyển đổi số bền vững và thành công, các địa phương cần xây dựng được đội ngũ, lực lượng tham gia xung kích, tích cực để triển khai các nhiệm vụ, lực lượng chủ lực và cụ thể ở đây là Tổ công nghệ số cộng đồng mà lực lượng nòng cốt là Đoàn Thanh niên, hội phụ nữ.

Trên đây là ý kiến luận tại Hội nghị của đơn vị xã Xuân Phú, Xin kính chúc quý vị đại biểu, các vị khách quý lời kính chúc sức khỏe, hạnh phúc, chúc hội nghị thành công tốt đẹp, xin trân trọng cảm ơn!


BÁO CÁO THAM LUẬN TẠI HỘI NGHỊ SƠ KẾT ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ, ĐỀ ÁN 06

Đăng lúc: 02/12/2023 00:16:37 (GMT+7)

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo! Kính thưa các quý vị đại biểu ! Thưa toàn thể Hội nghị!

 Về tham dự Hội nghị sơ kết đánh giá tình hình sơ kết 9 tháng đầu năm 2023 về chuyển đổi số, đề án 06 và kết quả triển khai mô hình “3 không” trên địa bàn huyện, trước hết tôi hoàn toàn nhất trí cao với báo cáo mà ban tổ chức đã trình bày tại hội nghị. Tham gia tham luận tại Hội nghị, tôi xin được phát biểu về một số vấn đế về chuyển đổi số tại xã Xuân Phú, đó là tình hình thực hiện công tác chuyển đổi số và kết quả hoàn thành các tiêu, từ đó cũng xin kiến nghị, đề xuất một số giải pháp để đóng góp vào kế hoạch chung của huyện.

Kính thưa Hội nghị!

Là xã miền núi cách trung tâm huyện hơn 20km, với 65% dân số của xã là người dân tộc thiểu số. Thực hiện Kế hoạch số 93-KH/HU, ngày 03/3/2022 của Huyện ủy Thọ Xuân về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TƯ ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và các văn bản chỉ đạo khác của tỉnh, của huyện về việc triển khai và đẩy mạnh chuyển đổi số. Cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể tại địa phương coi chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, trong đó, đã xác định quan điểm người dân là trung tâm của chuyển đổi số.

Việc làm đầu tiên của chúng tôi là phải thay đổi tư tuy, nâng cao nhận thức cho đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, công chức và Nhân dân về chuyển đổi số một cách căn bản nhất, từ đó mới có thể triển khai các hoạt động chuyển đổi số hiệu quả. Chúng tôi đã quán triệt, triển khai đầy đủ, kịp thời, rộng rãi các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện chuyển đổi số. Bên cạnh đó cũng đã xây dựng ban hành các văn bản để triển khai chuyển đổi số tại địa bàn, gần đây nhất là đã thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số của xã, ban hành quy chế hoạt động và cũng có quyết định thành lập 12 tổ công nghệ số cộng đồng tại 12 thôn. Ban chỉ đạo cũng đã xây dựng kế hoạch chuyển đổi số của xã đến năm 2025, đưa ra các mục tiêu, giải pháp và lộ trình cụ thể chuyển đổi số hàng năm. Đồng thời đã thường xuyên cử cán bộ, công chức tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng tập huấn về công tác chuyển đổi số như tập huấn xử lý văn bản trên môi trường điện tử, dịch vụ công trực tuyến. Riêng bản thân tôi cũng đã hoàn thành khóa học về chuyển đổi số cho đội ngũ lãnh đạo cấp xã trên nền tảng trực tuyến do Bộ thông tin và truyền thông tổ chức. Cũng với đó, chúng tôi cũng đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về chuyển đổi số đến người dân trên địa bàn như tuyên truyền trực tiếp qua các hoạt động của các đoàn thể, qua hệ thống truyền thanh, tuyên truyền lưu động, qua mạng xã hội, trang thông tin điện tử và tuyên truyền trực quan bằng các băng rôn, khẩu hiệu. Nhờ đó, người dân trên địa bàn xã cũng đã chủ động tham gia vào các loại hình dịch vụ của xã hội số, từng bước hình thành văn hóa trên môi trường số.

Thứ hai, chúng tôi xác định, xây dựng hạ tầng số là nhiệm vụ hàng đầu trong chuyển đổi số. Đến nay, hạ tầng băng rộng cáp quang đã phủ đến 100% hộ gia đình trên địa bàn xã. 100% cơ quan, đơn vị trên địa bàn đã lắp đặt các hệ thống mạng internet. Hệ thống camera giám sát cũng được lắp đặt với 36 mắt tại các điểm công cộng, điểm tập trung đông người và kết nối về điểm giám sát tập trung tại Công an xã nhằm tăng cường công tác bảo đảm an ninh - trật tự công cộng, ngăn chặn các hành vi trộm cắp, xả rác bừa bãi ra môi trường. Trong thời gian tới, xã đã phối hợp với VNPT Thọ Xuân lắp đặt Internet tại Nhà văn hóa 12 thôn để phục vụ sinh hoạt cộng đồng của Nhân dân. Buổi tối, bà con Nhân dân hoặc thanh niên trong thôn có thể tập trung ở nhà văn hóa để tập luyện văn nghệ - thể thao hoặc tổ chức các hoạt động tập thể.

Thứ ba là xây dựng chính quyền số để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, việc xây dựng chính quyến số tại xã được triển khai tương đối đồng bộ. Chúng tôi đã phối hợp với VNPT rà soát hệ thống máy tính, các thiết bị để bảo đảm an toàn, tránh lộ lọt thông tin. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chứng thư điện tử và chữ ký số chuyên dùng cá nhân trong tiếp nhận, xử lý, ký số, phát hành, quản lý và lưu trữ văn bản, hồ sơ điện tử, chuyển đổi hình thức làm việc từ sử dụng văn bản, tài liệu giấy sang sử dụng văn bản điện tử làm việc trực tuyến thông qua máy tính kết nối mạng Internet và thiết bị di động. Thường xuyên theo dõi, quản lý, duy trì hoạt động của các phần mềm phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, tác nghiệp được liên tục, thông suốt. Hiện nay tại xã, 100% văn bản điều hành được ban hành trên môi trường điện tử với tỷ lệ văn bản điện tử ký số đạt 100%, tỷ lệ cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng hộp thư điện tử, phần mềm điện tử hàng tháng đều đạt 100%. Triển khai xây dựng phòng họp trực tuyến, chú trọng tổ chức các hội nghị, cuộc họp không sử dụng văn bản, tài liệu giấy trong các hoạt động tại cơ quan. Để thực hiện được nội dung này chúng tôi đã rà soát, bổ sung đầy đủ các trang thiết bị đảm bảo sẵn sàng, và hiệu quả kết nối tham gia phòng họp không giấy tờ và kết nối hội nghị trực tuyến. Nâng cao chất lượng, hiệu quả ứng dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, từ đầu năm 2022, đến nay, đã có 114 hồ sơ được xử lý trên hệ thống, trả kết quả đảm bảo 100% hồ sơ trước hạn và đúng hạn. Ngoài ra các phần mềm Hộ tịch; phần mềm Kế toán, Phần mềm dữ liệu quốc gia về dân cư cũng được sử dụng hiệu quả. Cùng với đó, kỷ luật, kỷ cương hành chính cũng được siết chặt, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động chính quyền địa phương, phục vụ người dân ngày càng tốt hơn.

Thứ 4 là trong phát triển kinh tế số, hiện nay xã đã và đang triển khai hỗ trợ, hướng dẫn cho người dân tham gia sàn thương mại điện tử; tham gia các nhóm bán hàng trên mạng xã hội Zalo, Facebook, từ đó từng bước thay đổi nhận thức về cách thức bán hàng, xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho sản phẩm. Hướng dẫn một số sản phẩm đặc trưng của địa phương như: dưa vàng Kim Hoàng hậu, cam Valencia, ổi tứ quý….  được đưa lên sàn thương mại điện tử đã được thiết kế thêm bao bì, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc, từ đó sản phẩm được nhiều người biết đến hơn.

Về xây dựng xã hội số trên địa bàn, một trong những chuyển biến tích cực đó chính là nhiều người dân đã dần thay đổi về nhận thức, trở thành những nhân tố tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Đa dạng kênh giao tiếp, tiếp cận thông tin giữa chính quyền và người dân như qua các nhóm Zalo, Facebook, trang thông tin điện tử của xã đã giúp người dân nhanh chóng nắm bắt kịp thời tinh thần chỉ đạo đem lại niềm tin của người dân đối với sự quản lý, điều hành của chính quyền.

Kính thưa Hội nghị, với những kết quả bước đầu trong triển khai chuyển đổi số Xuân Phú là 1 trong 7 xã đầu tiên của huyện hoàn thành các tiêu chí chuyển đổi số năm 2022. Đây là tiền đề quan trọng để xã tiếp tục triển khai hiệu quả nhiệm vụ chuyển đổi số trong những năm tiếp theo. Bên cạnh đó trong quá trình thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn thì vẫn còn một số khó khăn như: Quá trình Chuyển đổi số trên địa bàn còn chậm, một số lãnh đạo, cán bộ công chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và Nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng, tính cấp bách của chuyển đổi số; Phần lớn các doanh nghiệp chưa quan tâm, tích cực, chủ động tiếp cận, ứng dụng công nghệ số, các nền tảng số phục vụ chuyển đổi số. Phát triển kinh tế số của  xã còn mang tính tự phát, quy mô nhỏ, giá trị thấp.

Và để trong thời gian tới, kế hoạch chuyển đổi số trên địa bàn xã  nói riêng và hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ mà kế hoạch chuyển đổi số của huyện đã đề ra, tôi xin có một số kiến nghị đề xuất một số giải pháp như sau:

Trước hết, khi triển khai thực hiện chuyển đổi số phải xác định và đánh giá cụ thể, rõ ràng được điều kiện về con người, hạ tầng, trình độ, điều kiện tiếp cận công nghệ của người dân tại địa phương để từ đó xây dựng được giải pháp triển khai có tính sát thực và phù hợp.

Thứ hai cần phải phải tuyên truyền tích cực bằng nhiều hình thức khác nhau để cán bộ, đảng viên, người dân và doanh nghiệp hiểu thế nào là chuyển đổi số, chuyển đổi số ở lĩnh vực nào và mang lại lợi ích như thế nào thì quá trình triển khai thực hiện mới có thể thuận lợi, thu hút được sự tham gia của đông đảo người dân và doanh nghiệp.

Lãnh đạo địa phương, cán bộ, công chức cần có sự quyết tâm vào cuộc tích cực trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, phải vận dụng sáng tạo vào điều kiện đặc thù của địa phương trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng thành viên, từng bộ phận. Trong quá trình triển khai cần phải có sự thống nhất, trao đổi nhanh chóng giữa các cấp, các bộ phận, các công việc thông qua các nhóm zalo trao đổi công việc, khi thống nhất có được sự đồng thuận là bắt đầu triển khai thực hiện ngay.

Mỗi cán bộ, công chức cần tăng cường hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin để thay đổi phương thức làm việc, giảm sử dụng văn bản giấy tờ, giảm họp hành tập trung, tăng cường họp trực tuyến để dành thời gian xử lý công việc.

Đặc biệt, để chuyển đổi số bền vững và thành công, các địa phương cần xây dựng được đội ngũ, lực lượng tham gia xung kích, tích cực để triển khai các nhiệm vụ, lực lượng chủ lực và cụ thể ở đây là Tổ công nghệ số cộng đồng mà lực lượng nòng cốt là Đoàn Thanh niên, hội phụ nữ.

Trên đây là ý kiến luận tại Hội nghị của đơn vị xã Xuân Phú, Xin kính chúc quý vị đại biểu, các vị khách quý lời kính chúc sức khỏe, hạnh phúc, chúc hội nghị thành công tốt đẹp, xin trân trọng cảm ơn!


Công khai thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Xã Xuân Phú, Thôn Đồng Luồng, Xã Xuân phú, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 0977916732
Email: huyminh.tp@gmai.com