Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
158881

Nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm vì sức khỏe Nhân dân

Ngày 04/08/2023 23:36:36

Nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm vì sức khỏe Nhân dân

Nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm vì sức khỏe Nhân dân

 

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề đặc biệt quan trọng, tác động thường xuyên và trực tiếp đến sức khỏe của từng con người, từng gia đình và toàn xã hội. Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

https://tuyenquang.dcs.vn/Image/Large/2021106144524_51808.jpg

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: atvstp.org.vn

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, 10 năm qua các cấp ủy, chính quyền trong tỉnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư (khóa XI) “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Công tác thông tin, tuyên truyền được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: Thông tin, tuyên truyền, vận động thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, các cơ quan báo chí, tuyên truyền của các đội thông tin lưu động; sân khấu hóa; các loại băng đĩa, tờ rơi, sách, tạp chí; pa nô, áp phích; các buổi sinh hoạt, họp chi bộ các cơ quan, đơn vị, tổ dân phố…Trong 10 năm, các cơ quan báo chí đã phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng gần 20.000 tin, bài, phóng sự về công tác an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngành Y tế tỉnh tổ chức 279 lớp tập huấn cho 17.443 đại biểu, đăng 225 tin, bài trên Website Cục An toàn thực phẩm, Bản tin Y tế ngành; tuyên truyền trực tiếp tại thôn, tổ dân phố với 529.621 lượt; tuyên truyền trên loa truyền thanh được 25.208 lượt; 525 băng zôn, 32.947 tờ rơi. Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức 2.686 lớp tập huấn/186.775 lượt người tham dự. Ngành Công Thương tổ chức ký cam kết không kinh doanh, vận chuyển, buôn bán thực phẩm nhập lậu, thực phẩm giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm sử dụng chất cấm, phụ gia không được phép sử dụng cho 100% các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Từ đó, nhận thức của các ngành, các cấp ủy đảng về an toàn thực phẩm không ngừng được nâng lên, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, tăng cường hiểu biết trong Nhân dân về an toàn thực phẩm và thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm.

Công tác  thanh tra, kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm được tăng cường: Từ năm 2011 đến nay, ngành Y tế trung bình mỗi năm tiến hành kiểm tra 14.835 lượt, phát hiện 868 cơ sở vi phạm; ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra 10.073 lượt, phát hiện có 320 cơ sở vi phạm; Cục Quản lý thị trường tỉnh kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm hành chính 1.245 vụ; Công an tỉnh kiểm tra, phát hiện 288 vụ/02 tổ chức/286 cá nhân vi phạm kinh doanh vận chuyển hàng hóa thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, quá hạn sử dụng. Qua các hoạt động kiểm tra, thanh tra, công tác xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm đã giúp phát hiện và ngăn chặn kịp thời những cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng, phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Việc xây dựng và áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật và nhân rộng các mô hình quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến được quan tâm thực hiện, nhất là đối với một số thực phẩm đặc thù, truyền thống của tỉnh. Chú trọng thực hiện quy hoạch, xây dựng và phát triển một số vùng sản xuất an toàn thực phẩm theo mô hình VietGAP… Trong giai đoạn 2011 - 2020, có 51 mô hình trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản theo quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh; xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cho 24 cơ sở; 24 mô hình áp dụng các quy trình thực hành sản xuất tốt VietGAP, hữu cơ với diện tích là 1.575 ha; 05 mô hình chăn nuôi tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP); có 79 sản phẩm thực phẩm được đánh giá phân hạng sản phẩm đạt chuẩn OCOP; 10 cơ sở áp dụng thực hiện việc nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP.

Công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm và kinh doanh thực phẩm ngày càng được chú trọng. Trên địa bàn tỉnh hiện có 5.284 cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm, trong đó có 5.138 cơ sở đạt tiêu chuẩn; 38/38 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản quy mô công nghiệp được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; 06/06 cơ sở sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô công nghiệp tập trung áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm như GMP (thực hành sản xuất tốt), HACCP (phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn)...          

Đầu tư trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra, kiểm nghiệm và xử lý tiêu hủy thực phẩm không an toàn từ nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn tài chính khác 19.472 triệu đồng; đã hình thành hệ thống cảnh báo nhanh và quản lý nguy cơ về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Tại tuyến tỉnh có 02 phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO/IEC 17025, tuyến huyện chủ yếu sử dụng bộ test nhanh để kiểm nghiệm phẩm thực phẩm có nguy cơ lưu hành tại địa phương.

Tuy nhiên, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh cũng còn những điểm yếu cần khắc phục như: Việc triển khai, tổ chức thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm ở một số cơ sở chưa thực sự quyết liệt; nguồn lực đầu tư cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm có mặt còn hạn chế; chưa đáp ứng được công tác dự báo, cảnh báo và kiểm soát các nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; công tác xã hội hoá an toàn thực phẩm còn hạn chế.

Trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, các cấp ủy đảng, chính quyền cần tiếp tục thông tin, tuyên truyền, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với công tác an toàn thực phẩm. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các mô hình, các thành phần tham gia phát triển nông, lâm, thủy sản… góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Xây dựng và áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm, các mô hình quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến, xây dựng và nhân rộng một số mô hình sản phẩm nông nghiệp an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, có giá trị cao, phát triển một số sản phẩm đặc sản có giá trị cao, được thị trường ưa chuộng. Chú trọng phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn trong tỉnh và các địa phương khác trong cả nước. Quan tâm đầu tư nguồn lực cho công tác đảm bảo an toàn thực phẩm; đầu tư trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra, kiểm nghiệm, xử lý, tiêu hủy thực phẩm không an toàn. Chú trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm, sự phối hợp liên ngành trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm. Tiếp tục củng cố, kiện toàn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác an toàn thực phẩm ở các cấp. Tăng cường công tác phối hợp, thanh tra, kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện các quy định, chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm; trong đó chú trọng thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố, các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, nhất là những nơi tập trung đông người như trường học, bệnh viện, các khu, cụm công nghiệp…Tăng cường xã hội hóa, huy động sự tham gia của toàn xã hội vào công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là phát huy vai trò của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp và Nhân dân trong việc tham gia bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm. Tạo điều kiện để các thành phần tham gia vào công tác đầu tư, liên doanh, liên kết, chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm.

  

Nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm vì sức khỏe Nhân dân

Đăng lúc: 04/08/2023 23:36:36 (GMT+7)

Nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm vì sức khỏe Nhân dân

Nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm vì sức khỏe Nhân dân

 

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề đặc biệt quan trọng, tác động thường xuyên và trực tiếp đến sức khỏe của từng con người, từng gia đình và toàn xã hội. Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

https://tuyenquang.dcs.vn/Image/Large/2021106144524_51808.jpg

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: atvstp.org.vn

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, 10 năm qua các cấp ủy, chính quyền trong tỉnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư (khóa XI) “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Công tác thông tin, tuyên truyền được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: Thông tin, tuyên truyền, vận động thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, các cơ quan báo chí, tuyên truyền của các đội thông tin lưu động; sân khấu hóa; các loại băng đĩa, tờ rơi, sách, tạp chí; pa nô, áp phích; các buổi sinh hoạt, họp chi bộ các cơ quan, đơn vị, tổ dân phố…Trong 10 năm, các cơ quan báo chí đã phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng gần 20.000 tin, bài, phóng sự về công tác an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngành Y tế tỉnh tổ chức 279 lớp tập huấn cho 17.443 đại biểu, đăng 225 tin, bài trên Website Cục An toàn thực phẩm, Bản tin Y tế ngành; tuyên truyền trực tiếp tại thôn, tổ dân phố với 529.621 lượt; tuyên truyền trên loa truyền thanh được 25.208 lượt; 525 băng zôn, 32.947 tờ rơi. Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức 2.686 lớp tập huấn/186.775 lượt người tham dự. Ngành Công Thương tổ chức ký cam kết không kinh doanh, vận chuyển, buôn bán thực phẩm nhập lậu, thực phẩm giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm sử dụng chất cấm, phụ gia không được phép sử dụng cho 100% các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Từ đó, nhận thức của các ngành, các cấp ủy đảng về an toàn thực phẩm không ngừng được nâng lên, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, tăng cường hiểu biết trong Nhân dân về an toàn thực phẩm và thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm.

Công tác  thanh tra, kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm được tăng cường: Từ năm 2011 đến nay, ngành Y tế trung bình mỗi năm tiến hành kiểm tra 14.835 lượt, phát hiện 868 cơ sở vi phạm; ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra 10.073 lượt, phát hiện có 320 cơ sở vi phạm; Cục Quản lý thị trường tỉnh kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm hành chính 1.245 vụ; Công an tỉnh kiểm tra, phát hiện 288 vụ/02 tổ chức/286 cá nhân vi phạm kinh doanh vận chuyển hàng hóa thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, quá hạn sử dụng. Qua các hoạt động kiểm tra, thanh tra, công tác xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm đã giúp phát hiện và ngăn chặn kịp thời những cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng, phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Việc xây dựng và áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật và nhân rộng các mô hình quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến được quan tâm thực hiện, nhất là đối với một số thực phẩm đặc thù, truyền thống của tỉnh. Chú trọng thực hiện quy hoạch, xây dựng và phát triển một số vùng sản xuất an toàn thực phẩm theo mô hình VietGAP… Trong giai đoạn 2011 - 2020, có 51 mô hình trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản theo quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh; xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cho 24 cơ sở; 24 mô hình áp dụng các quy trình thực hành sản xuất tốt VietGAP, hữu cơ với diện tích là 1.575 ha; 05 mô hình chăn nuôi tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP); có 79 sản phẩm thực phẩm được đánh giá phân hạng sản phẩm đạt chuẩn OCOP; 10 cơ sở áp dụng thực hiện việc nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP.

Công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm và kinh doanh thực phẩm ngày càng được chú trọng. Trên địa bàn tỉnh hiện có 5.284 cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm, trong đó có 5.138 cơ sở đạt tiêu chuẩn; 38/38 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản quy mô công nghiệp được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; 06/06 cơ sở sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô công nghiệp tập trung áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm như GMP (thực hành sản xuất tốt), HACCP (phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn)...          

Đầu tư trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra, kiểm nghiệm và xử lý tiêu hủy thực phẩm không an toàn từ nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn tài chính khác 19.472 triệu đồng; đã hình thành hệ thống cảnh báo nhanh và quản lý nguy cơ về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Tại tuyến tỉnh có 02 phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO/IEC 17025, tuyến huyện chủ yếu sử dụng bộ test nhanh để kiểm nghiệm phẩm thực phẩm có nguy cơ lưu hành tại địa phương.

Tuy nhiên, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh cũng còn những điểm yếu cần khắc phục như: Việc triển khai, tổ chức thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm ở một số cơ sở chưa thực sự quyết liệt; nguồn lực đầu tư cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm có mặt còn hạn chế; chưa đáp ứng được công tác dự báo, cảnh báo và kiểm soát các nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; công tác xã hội hoá an toàn thực phẩm còn hạn chế.

Trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, các cấp ủy đảng, chính quyền cần tiếp tục thông tin, tuyên truyền, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với công tác an toàn thực phẩm. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các mô hình, các thành phần tham gia phát triển nông, lâm, thủy sản… góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Xây dựng và áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm, các mô hình quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến, xây dựng và nhân rộng một số mô hình sản phẩm nông nghiệp an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, có giá trị cao, phát triển một số sản phẩm đặc sản có giá trị cao, được thị trường ưa chuộng. Chú trọng phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn trong tỉnh và các địa phương khác trong cả nước. Quan tâm đầu tư nguồn lực cho công tác đảm bảo an toàn thực phẩm; đầu tư trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra, kiểm nghiệm, xử lý, tiêu hủy thực phẩm không an toàn. Chú trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm, sự phối hợp liên ngành trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm. Tiếp tục củng cố, kiện toàn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác an toàn thực phẩm ở các cấp. Tăng cường công tác phối hợp, thanh tra, kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện các quy định, chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm; trong đó chú trọng thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố, các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, nhất là những nơi tập trung đông người như trường học, bệnh viện, các khu, cụm công nghiệp…Tăng cường xã hội hóa, huy động sự tham gia của toàn xã hội vào công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là phát huy vai trò của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp và Nhân dân trong việc tham gia bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm. Tạo điều kiện để các thành phần tham gia vào công tác đầu tư, liên doanh, liên kết, chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm.

  
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Xã Xuân Phú, Thôn Đồng Luồng, Xã Xuân phú, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 0977916732
Email: huyminh.tp@gmai.com