Tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ
- Chiều 7/10, Chủ tịch UBND tỉnh có Công điện số 24 yêu cầu Giám đốc các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ.
Tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ
- Chiều 7/10, Chủ tịch UBND tỉnh có Công điện số 24 yêu cầu Giám đốc các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ.
Người dân xã Vân Sơn (Triệu Sơn) chăm sóc ngô vụ đông.
Theo Công điện, bão số 3 (Yagi) và mưa lũ sau bão đã gây thiệt hại về người, tài sản của Nhà nước và Nhân dân, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ngay sau bão số 3, tỉnh ta tiếp tục chịu ảnh hưởng của bão số 4 và mưa, lũ kéo dài (từ ngày 17/9/2024 - 24/9/2024) gây thiệt hại lớn cho các địa phương. Thực hiện Công điện số 100/CĐ-TTg ngày 27/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ; để khắc phục nhanh hậu quả do thiên tai gây ra, khôi phục và phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định đời sống của Nhân dân, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm và hiệu quả nội dung chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công văn số 14173/UBND-NN ngày 26/9/2024 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 của Chính phủ, đồng thời tập trung chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục rà soát, thống kê đầy đủ, chính xác thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp; chủ động, tích cực huy động tối đa các nguồn lực của địa phương để triển khai ngay các chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng bị thiệt hại theo đúng quy định của pháp luật.
Tập trung chỉ đạo, chủ động đẩy mạnh tổ chức sản xuất nông, lâm, thủy sản theo định hướng, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền và ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; hướng dẫn, hỗ trợ Nhân dân triển khai kịp thời các giải pháp phục hồi sản xuất, nhất là trồng trọt, thủy sản, chăn nuôi. Đặc biệt, là việc cung ứng các loại giống cây trồng, vật nuôi tại những vùng bị ảnh hưởng, thiệt hại do thiên tai để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm ổn định đời sống cho người dân trong những tháng cuối năm 2024, đặc biệt là dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Tổ chức theo dõi, giám sát, nắm chắc tình hình thúc đẩy sản xuất kinh doanh ngành nông nghiệp, nhất là việc cung, cầu các mặt hàng nông sản thiết yếu, giá cả vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn để chủ động có giải pháp bảo đảm nguồn cung, kiểm soát giá cả, không để xảy ra tình trạng đầu cơ trục lợi bất chính, thao túng tăng giá đột biến, bất hợp lý, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan triển khai đồng bộ các biện pháp để khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất nông nghiệp tại các địa phương bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão, mưa lũ, sạt lở đất vừa qua; chủ động rà soát lại kế hoạch sản xuất, cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi, tổ chức sản xuất theo hướng linh hoạt, hiệu quả, thuận thiên, thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai, nhất là đảm bảo chuỗi cung ứng giống cây trồng, vật nuôi khắc phục hậu quả bão, lũ.
Rà soát kế hoạch, phương án sản xuất nông nghiệp, xem xét đẩy mạnh sản xuất tại các địa phương không bị ảnh hưởng đợt bão, lũ vừa qua để chủ động điều tiết, bảo đảm đủ nguồn cung lương thực, thực phẩm trong thời gian tới, nhất là dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Rà soát, tổng hợp, kịp thời phối hợp với các đơn vị có liên quan giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết kiến nghị của các địa phương về hỗ trợ vật tư, hóa chất xử lý môi trường, giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản (nếu có) để người dân khôi phục sản xuất.
Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa và các địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động tổ chức theo dõi sát tình hình, diễn biến nguồn cung, giá cả các mặt hàng nông sản, nhất là tại các địa phương bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão, mưa lũ; kịp thời triển khai các biện pháp điều tiết lưu thông hàng hóa, bảo đảm nguồn cung, kiểm soát giá cả, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, thao túng đẩy giá, tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng, lợi dụng thiên tai, bão lũ để trục lợi.
Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao khẩn trương hướng dẫn triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ tài chính, miễn, giảm, gia hạn thuế, tiền thuê đất, thuê mặt nước... đối với các địa phương, đối tượng bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão, lũ, nhất là sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật.
Đối với việc hỗ trợ để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 9/01/2017 của Chính phủ: Yêu cầu Sở Tài chính khẩn trương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương, đơn vị liên quan thực hiện trình tự, thủ tục để hỗ trợ cho các đối tượng bị thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Thanh Hóa, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa: căn cứ chỉ đạo, hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam khẩn trương thực hiện các biện pháp, giải pháp theo chức năng, nhiệm vụ để khôi phục sản xuất kinh doanh, sản xuất nông nghiệp sau bão và mưa lũ.
Các hộ nông dân, người dân, các hợp tác xã, doanh nghiệp... tiếp tục phát huy tính tự lực, tự cường, sáng tạo chủ động khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức khôi phục sản xuất kinh doanh; đồng thời góp ý, hiến kế cho các cấp chính quyền có giải pháp kịp thời, phù hợp, hiệu quả để chung tay khắc phục hậu quả do bão, mưa lũ gây ra.
Các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh và các đơn vị liên quan tiếp tục chủ động, tích cực vận động các tổ chức, cá nhân để huy động các nguồn tài chính, hàng hóa, kịp thời hỗ trợ cho người dân, địa phương bị ảnh hưởng.
Nguồn:
Tin cùng chuyên mục
-
Thông báo công khai danh sách thôn đủ điều kiện đề nghị xét tặng danh hiệu “Thôn văn hóa” năm 2024
29/10/2024 08:38:59 -
XÃ XUÂN PHÚ KHÁM SƠ TUYỂN NVQS NĂM 2025
22/10/2024 15:04:54 -
CÔNG AN HUYỆN THỌ XUÂN TĂNG CƯỜNG XỬ LÝ XỬ LÝ VI PHẠM NỒNG ĐỘ CỒN
22/10/2024 15:04:54 -
KHÔNG GIAO XE CHO NGƯỜI KHÔNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO THÔNG
22/10/2024 15:04:54
Tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ
- Chiều 7/10, Chủ tịch UBND tỉnh có Công điện số 24 yêu cầu Giám đốc các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ.
Tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ
- Chiều 7/10, Chủ tịch UBND tỉnh có Công điện số 24 yêu cầu Giám đốc các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ.
Người dân xã Vân Sơn (Triệu Sơn) chăm sóc ngô vụ đông.
Theo Công điện, bão số 3 (Yagi) và mưa lũ sau bão đã gây thiệt hại về người, tài sản của Nhà nước và Nhân dân, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ngay sau bão số 3, tỉnh ta tiếp tục chịu ảnh hưởng của bão số 4 và mưa, lũ kéo dài (từ ngày 17/9/2024 - 24/9/2024) gây thiệt hại lớn cho các địa phương. Thực hiện Công điện số 100/CĐ-TTg ngày 27/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ; để khắc phục nhanh hậu quả do thiên tai gây ra, khôi phục và phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định đời sống của Nhân dân, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm và hiệu quả nội dung chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công văn số 14173/UBND-NN ngày 26/9/2024 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 của Chính phủ, đồng thời tập trung chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục rà soát, thống kê đầy đủ, chính xác thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp; chủ động, tích cực huy động tối đa các nguồn lực của địa phương để triển khai ngay các chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng bị thiệt hại theo đúng quy định của pháp luật.
Tập trung chỉ đạo, chủ động đẩy mạnh tổ chức sản xuất nông, lâm, thủy sản theo định hướng, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền và ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; hướng dẫn, hỗ trợ Nhân dân triển khai kịp thời các giải pháp phục hồi sản xuất, nhất là trồng trọt, thủy sản, chăn nuôi. Đặc biệt, là việc cung ứng các loại giống cây trồng, vật nuôi tại những vùng bị ảnh hưởng, thiệt hại do thiên tai để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm ổn định đời sống cho người dân trong những tháng cuối năm 2024, đặc biệt là dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Tổ chức theo dõi, giám sát, nắm chắc tình hình thúc đẩy sản xuất kinh doanh ngành nông nghiệp, nhất là việc cung, cầu các mặt hàng nông sản thiết yếu, giá cả vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn để chủ động có giải pháp bảo đảm nguồn cung, kiểm soát giá cả, không để xảy ra tình trạng đầu cơ trục lợi bất chính, thao túng tăng giá đột biến, bất hợp lý, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan triển khai đồng bộ các biện pháp để khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất nông nghiệp tại các địa phương bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão, mưa lũ, sạt lở đất vừa qua; chủ động rà soát lại kế hoạch sản xuất, cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi, tổ chức sản xuất theo hướng linh hoạt, hiệu quả, thuận thiên, thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai, nhất là đảm bảo chuỗi cung ứng giống cây trồng, vật nuôi khắc phục hậu quả bão, lũ.
Rà soát kế hoạch, phương án sản xuất nông nghiệp, xem xét đẩy mạnh sản xuất tại các địa phương không bị ảnh hưởng đợt bão, lũ vừa qua để chủ động điều tiết, bảo đảm đủ nguồn cung lương thực, thực phẩm trong thời gian tới, nhất là dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Rà soát, tổng hợp, kịp thời phối hợp với các đơn vị có liên quan giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết kiến nghị của các địa phương về hỗ trợ vật tư, hóa chất xử lý môi trường, giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản (nếu có) để người dân khôi phục sản xuất.
Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa và các địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động tổ chức theo dõi sát tình hình, diễn biến nguồn cung, giá cả các mặt hàng nông sản, nhất là tại các địa phương bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão, mưa lũ; kịp thời triển khai các biện pháp điều tiết lưu thông hàng hóa, bảo đảm nguồn cung, kiểm soát giá cả, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, thao túng đẩy giá, tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng, lợi dụng thiên tai, bão lũ để trục lợi.
Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao khẩn trương hướng dẫn triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ tài chính, miễn, giảm, gia hạn thuế, tiền thuê đất, thuê mặt nước... đối với các địa phương, đối tượng bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão, lũ, nhất là sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật.
Đối với việc hỗ trợ để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 9/01/2017 của Chính phủ: Yêu cầu Sở Tài chính khẩn trương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương, đơn vị liên quan thực hiện trình tự, thủ tục để hỗ trợ cho các đối tượng bị thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Thanh Hóa, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa: căn cứ chỉ đạo, hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam khẩn trương thực hiện các biện pháp, giải pháp theo chức năng, nhiệm vụ để khôi phục sản xuất kinh doanh, sản xuất nông nghiệp sau bão và mưa lũ.
Các hộ nông dân, người dân, các hợp tác xã, doanh nghiệp... tiếp tục phát huy tính tự lực, tự cường, sáng tạo chủ động khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức khôi phục sản xuất kinh doanh; đồng thời góp ý, hiến kế cho các cấp chính quyền có giải pháp kịp thời, phù hợp, hiệu quả để chung tay khắc phục hậu quả do bão, mưa lũ gây ra.
Các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh và các đơn vị liên quan tiếp tục chủ động, tích cực vận động các tổ chức, cá nhân để huy động các nguồn tài chính, hàng hóa, kịp thời hỗ trợ cho người dân, địa phương bị ảnh hưởng.
Nguồn:
Tin khác
Tin nóng
Công khai thủ tục hành chính
SĐT: 0977916732
Email: huyminh.tp@gmai.com