Ngày Quốc lễ trong tâm thức người Việt - Giỗ tổ Hùng Vương 10-3
Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba Như một nét văn hóa bao đời nay đã đi vào tâm thức người Việt, Giỗ tổ Hùng Vương -Lễ hội Đền Hùng là lễ hội thiêng liêng của cả dân tộc Việt Nam, để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc. Chim thường có tổ, người thì có tông, Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là Thủy Tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Lễ hội diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ.
Người Việt Nam thường có chung một đạo, Đạo thờ cúng Ông Bà. Người Việt Nam còn có chung một Tổ để hướng về, có chung một miền Đất Tổ để nhớ, có chung một đền thờ Tổ để tri ân. Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước Uống nước nhớ nguồn, biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ luôn luôn tâm niệm cội nguồn dân tộc. Người thường nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân ta phải phát huy truyền thống con cháu Lạc Hồng, giữ gìn giang sơn gấm vóc, phấn đấu đưa nước ta sánh ngang với các cường quốc năm châu: Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày hội chung của non sông Việt Nam, ngày mà mọi trái tim dù ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng: Đền Hùng. Ngày nay cả nước hướng về vùng Đất Tổ, người người trẩy hội Đền Hùng. Tổ tiên người Việt luôn muốn nhắc nhở con cháu: ai ai cũng nên làm tròn bổn phận, nhiệm vụ và chức năng của mình, giữ đúng kỷ cương vua ra vua, cha ra cha, con ra con thì gia đình sẽ yên ổn, xã hội được an cư lạc nghiệp phồn vinh.
Thông qua ngày này, tổ tiên ta còn có hoài bão muốn nhắc nhở hậu thế những kế sách giữ nước an dân. Đó là nỗi lo muôn thuở, là tấm lòng bao dung, tha thiết, rộng mở của Chư Tổ còn vang vọng mãi khắp núi sông: "Hãy chôn ta trên núi Cả, để đứng trên núi cao ta còn trông nom bờ cõi cho con cháu".Cây có gốc. Nước có nguồn. Chim tìm tổ. Người tìm tông. Trở về Đền Hùng, chúng ta như giọt máu trở về tim. Mấy nghìn năm trông coi và gìn giữ, đánh giặc và dựng xây, Đền Hùng đã trở thành biểu tượng của tinh thần dân tộc, là cội nguồn của sức mạnh, chói sáng của một nền văn hóa. Lịch sử như một dòng chảy liên tục. Trải mấy nghìn năm, trước bao biến động thăng trầm, trong tâm thức của cả dân tộc, Đền Hùng vẫn là nơi của bốn phương tụ hội, nơi con cháu phụng thờ công đức Tổ tiên.
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm trở thành ngày Giỗ trọng đại của cả dân tộc, Ngày Di sản văn hóa Việt Nam, biểu tượng của khối đại đoàn kết toàn dân. Đến ngày này, mọi con dân đất Việt chăm lo sửa sang từ góc bàn thờ tổ tiên trong nhà đến những di tích lịch sử văn hóa, thăm các bảo tàng, hưởng thụ các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống hướng tới một đất nước hiện đại, hội nhập quốc tế song vẫn bám chắc vào cội rễ của văn hiến dân tộc, mà thời đại các Vua Hùng là một biểu tượng vững chắc. Có thể nói rằng, không chỉ người Việt chúng ta tự hào về Đền Hùng, mà tìm vào những dòng lưu bút của các đoàn đại biểu quốc tế và bạn bè khắp năm châu bốn biển từng đến thăm viếng Đền Hùng, chúng ta thật sự xúc động khi được biết Đền Hùng và các di tích trên Nghĩa Lĩnh đã làm cho cả thế giới phải cúi đầu vị nể ý thức cội nguồn dân tộc của chúng ta. Nhiều dòng lưu bút thừa nhận. "Đền Hùng là nơi đặt nền móng cho lịch sử Việt Nam... Đền Hùng là một di tích vô giá của nhân dân Việt Nam. Đây là biểu tượng của tổ tiên dân tộc Việt Nam - một dân tộc đã có truyền thống dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm".
Hướng về đất tổ, phát huy truyền thống quê hương, Đảng bộ- chính quyền- quân và dân các dân tộc trong huyện luôn đoàn kết, nỗ lực phấn đấu hoàn thành huyện NTM nâng cao năm 2024, thực hiện thành công Nghị quyết số 10 của BTV Tỉnh uỷ, xây dựng Thọ Xuân đến năm 2025 trở thành một trong những huyện dẫn đầu của tỉnh, đến trước năm 2030 trở thành thị xã Thọ Xuân, đây cũng chính là món quà thiết thực, ý nghĩa dâng lên các vua Hùng các bậc tiền nhân tiên tổ nhân ngày giỗ tổ 10-3.
Tin cùng chuyên mục
-
CÁC ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO TỈNH HUYỆN THỌ XUÂN DÂNG HƯƠNG TẠI KHU DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT LAM KINH
25/09/2024 10:16:51 -
DẤU ẤN LAM KINH ĐỐI VỚI DU KHÁCH THẬP PHƯƠNG
25/09/2024 10:16:51 -
DỪNG TỔ CHỨC MỘT SỐ NỘI DUNG TẠI LỄ HỘI LAM KINH NĂM 2024
25/09/2024 10:16:51 -
Bá Thước bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề gắn với phát triển du lịch
25/06/2024 09:11:04
Ngày Quốc lễ trong tâm thức người Việt - Giỗ tổ Hùng Vương 10-3
Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba Như một nét văn hóa bao đời nay đã đi vào tâm thức người Việt, Giỗ tổ Hùng Vương -Lễ hội Đền Hùng là lễ hội thiêng liêng của cả dân tộc Việt Nam, để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc. Chim thường có tổ, người thì có tông, Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là Thủy Tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Lễ hội diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ.
Người Việt Nam thường có chung một đạo, Đạo thờ cúng Ông Bà. Người Việt Nam còn có chung một Tổ để hướng về, có chung một miền Đất Tổ để nhớ, có chung một đền thờ Tổ để tri ân. Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước Uống nước nhớ nguồn, biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ luôn luôn tâm niệm cội nguồn dân tộc. Người thường nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân ta phải phát huy truyền thống con cháu Lạc Hồng, giữ gìn giang sơn gấm vóc, phấn đấu đưa nước ta sánh ngang với các cường quốc năm châu: Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày hội chung của non sông Việt Nam, ngày mà mọi trái tim dù ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng: Đền Hùng. Ngày nay cả nước hướng về vùng Đất Tổ, người người trẩy hội Đền Hùng. Tổ tiên người Việt luôn muốn nhắc nhở con cháu: ai ai cũng nên làm tròn bổn phận, nhiệm vụ và chức năng của mình, giữ đúng kỷ cương vua ra vua, cha ra cha, con ra con thì gia đình sẽ yên ổn, xã hội được an cư lạc nghiệp phồn vinh.
Thông qua ngày này, tổ tiên ta còn có hoài bão muốn nhắc nhở hậu thế những kế sách giữ nước an dân. Đó là nỗi lo muôn thuở, là tấm lòng bao dung, tha thiết, rộng mở của Chư Tổ còn vang vọng mãi khắp núi sông: "Hãy chôn ta trên núi Cả, để đứng trên núi cao ta còn trông nom bờ cõi cho con cháu".Cây có gốc. Nước có nguồn. Chim tìm tổ. Người tìm tông. Trở về Đền Hùng, chúng ta như giọt máu trở về tim. Mấy nghìn năm trông coi và gìn giữ, đánh giặc và dựng xây, Đền Hùng đã trở thành biểu tượng của tinh thần dân tộc, là cội nguồn của sức mạnh, chói sáng của một nền văn hóa. Lịch sử như một dòng chảy liên tục. Trải mấy nghìn năm, trước bao biến động thăng trầm, trong tâm thức của cả dân tộc, Đền Hùng vẫn là nơi của bốn phương tụ hội, nơi con cháu phụng thờ công đức Tổ tiên.
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm trở thành ngày Giỗ trọng đại của cả dân tộc, Ngày Di sản văn hóa Việt Nam, biểu tượng của khối đại đoàn kết toàn dân. Đến ngày này, mọi con dân đất Việt chăm lo sửa sang từ góc bàn thờ tổ tiên trong nhà đến những di tích lịch sử văn hóa, thăm các bảo tàng, hưởng thụ các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống hướng tới một đất nước hiện đại, hội nhập quốc tế song vẫn bám chắc vào cội rễ của văn hiến dân tộc, mà thời đại các Vua Hùng là một biểu tượng vững chắc. Có thể nói rằng, không chỉ người Việt chúng ta tự hào về Đền Hùng, mà tìm vào những dòng lưu bút của các đoàn đại biểu quốc tế và bạn bè khắp năm châu bốn biển từng đến thăm viếng Đền Hùng, chúng ta thật sự xúc động khi được biết Đền Hùng và các di tích trên Nghĩa Lĩnh đã làm cho cả thế giới phải cúi đầu vị nể ý thức cội nguồn dân tộc của chúng ta. Nhiều dòng lưu bút thừa nhận. "Đền Hùng là nơi đặt nền móng cho lịch sử Việt Nam... Đền Hùng là một di tích vô giá của nhân dân Việt Nam. Đây là biểu tượng của tổ tiên dân tộc Việt Nam - một dân tộc đã có truyền thống dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm".
Hướng về đất tổ, phát huy truyền thống quê hương, Đảng bộ- chính quyền- quân và dân các dân tộc trong huyện luôn đoàn kết, nỗ lực phấn đấu hoàn thành huyện NTM nâng cao năm 2024, thực hiện thành công Nghị quyết số 10 của BTV Tỉnh uỷ, xây dựng Thọ Xuân đến năm 2025 trở thành một trong những huyện dẫn đầu của tỉnh, đến trước năm 2030 trở thành thị xã Thọ Xuân, đây cũng chính là món quà thiết thực, ý nghĩa dâng lên các vua Hùng các bậc tiền nhân tiên tổ nhân ngày giỗ tổ 10-3.
Tin khác
Tin nóng
Công khai thủ tục hành chính
SĐT: 0977916732
Email: huyminh.tp@gmai.com