Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
158881

Đặc điểm của Dịch tả lợn Châu Phi và biện pháp phòng, chống

Ngày 01/12/2023 23:34:27

Đặc điểm nhận biết Dịch tả lợn Châu Phi và biện pháp phòng, chống

 

Đặc điểm của Dịch tả lợn Châu Phi và biện pháp phòng, chống

- Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh và xảy ra ở mọi loài lợn (cả lợn nhà và lợn rừng); bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn.

- Vi rút dịch tả lợn Châu Phi có trong máu, cơ quan, dịch bài tiết từ lợn nhiễm bệnh dịch tả lợn Châu Phi; lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa, thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật thể nhiễm vi rút như: chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo, gia súc, gia cầm nuôi trong nhà….nhiễm vi rút.

- Vi rút dịch tả lợn Châu Phi có sức đề kháng cao, tồn tại dai dẳng trong cơ thể lợn, thịt lợn, sản phẩm của lợn, đặc biệt là thịt lợn đông lạnh.

- Bệnh dịch tả lợn Châu Phi có thời gian ủ bệnh từ 3-15 ngày, ở thể cấp tính thời gian ủ bệnh chỉ từ 3-4 ngày. Tỷ lệ chết cao đến 100%. Lợnnhiễm vi rút thể mãn tính thường không có triệu chứng, nhưng chúng sẽ là vật chủ mang vi rút dịch tả lợn Châu Phi trong suốt cuộc đời.

- Hiện nay chưa có vắc xin phòng và thuốc điều trị được bệnh dịch tả lợn Châu Phi, vì vậy để ngăn chặn bệnh dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào địa bàn cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau:

 dich-ta-lon-Chau-Phi-120-07.jpeg

                

1. Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi là giải pháp phòng bệnh hiệu quả nhất và quan trọng nhất; thường xuyên vệ sinh, sát trùng, tiêu độc tại các cơ sở, vùng chăn nuôi lợn, các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi,  chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất và vệ sinh cá nhân những người tham gia chăn nuôi; hằng ngày thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn.

Nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc.

2. Tuân thủ các quy định về quản lý, vận chuyển, kiểm dịch vận chuyển, buôn bán lợn và các sản phẩm của lợn.

3. Đối với cơ sở giết mổ, chế biến thịt lợn, nghiêm cấm không được giết mổ lợn khi nghi ngờ lợn có biểu hiện bệnh, đồng thời phải dừng ngay việc giết mổ, thông tin cho cơ quan chuyên môn biết để kiểm tra xác minh và có biện pháp xử lý kịp thời.

 to roi - dich ta chau phi - 1.jpg

                        

1. Thông tin kịp thời cho nhân viên thú y, chính quyền và cơ quan thú y nơi gần nhất bất cứ khi nào phát hiện lợn, các sản phẩm lợn nghi bị bệnh, nghi nhiễm mầm bệnh hoặc khi được vận chuyển nhập lậu, nghi nhập lậu.

2. Tiêu hủy đàn lợn nhiễm bệnh và các đàn lợn xung quanh có nguy cơ nhiễm bệnh theo hướng dẫn của cơ quan thú y. Khoanh vùng dịch, vùng đệm để áp dụng các giải pháp kỹ thuật cụ thể và phù hợp cho từng vùng. Không điều trị heo bệnh, nghi mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

3. Trong lúc này, người chăn nuôi, người giết mổ, cơ sở giết mổ, hộ kinh doanh buôn bán thịt lợn cần áp dụng nghiêm “5 không”: Không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, thịt lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa nuôi lợn mà không qua xử lý nhiệt.

          Khi lợn có biểu hiện bệnh cần báo ngay về BCĐ Sản xuất xã để BCĐ có biện pháp xử lý kịp thời.

Đ/c Ngô Khắc Giang – PCT UBND xã- Trưởng BCĐ SX xã; SĐT: 0983797891

Bà: Đào Thị Thoa – Cán bộ Thú y xã: 0394849806.

Đài truyền thanh xã Xuân Phú

Đặc điểm của Dịch tả lợn Châu Phi và biện pháp phòng, chống

Đăng lúc: 01/12/2023 23:34:27 (GMT+7)

Đặc điểm nhận biết Dịch tả lợn Châu Phi và biện pháp phòng, chống

 

Đặc điểm của Dịch tả lợn Châu Phi và biện pháp phòng, chống

- Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh và xảy ra ở mọi loài lợn (cả lợn nhà và lợn rừng); bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn.

- Vi rút dịch tả lợn Châu Phi có trong máu, cơ quan, dịch bài tiết từ lợn nhiễm bệnh dịch tả lợn Châu Phi; lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa, thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật thể nhiễm vi rút như: chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo, gia súc, gia cầm nuôi trong nhà….nhiễm vi rút.

- Vi rút dịch tả lợn Châu Phi có sức đề kháng cao, tồn tại dai dẳng trong cơ thể lợn, thịt lợn, sản phẩm của lợn, đặc biệt là thịt lợn đông lạnh.

- Bệnh dịch tả lợn Châu Phi có thời gian ủ bệnh từ 3-15 ngày, ở thể cấp tính thời gian ủ bệnh chỉ từ 3-4 ngày. Tỷ lệ chết cao đến 100%. Lợnnhiễm vi rút thể mãn tính thường không có triệu chứng, nhưng chúng sẽ là vật chủ mang vi rút dịch tả lợn Châu Phi trong suốt cuộc đời.

- Hiện nay chưa có vắc xin phòng và thuốc điều trị được bệnh dịch tả lợn Châu Phi, vì vậy để ngăn chặn bệnh dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào địa bàn cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau:

 dich-ta-lon-Chau-Phi-120-07.jpeg

                

1. Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi là giải pháp phòng bệnh hiệu quả nhất và quan trọng nhất; thường xuyên vệ sinh, sát trùng, tiêu độc tại các cơ sở, vùng chăn nuôi lợn, các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi,  chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất và vệ sinh cá nhân những người tham gia chăn nuôi; hằng ngày thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn.

Nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc.

2. Tuân thủ các quy định về quản lý, vận chuyển, kiểm dịch vận chuyển, buôn bán lợn và các sản phẩm của lợn.

3. Đối với cơ sở giết mổ, chế biến thịt lợn, nghiêm cấm không được giết mổ lợn khi nghi ngờ lợn có biểu hiện bệnh, đồng thời phải dừng ngay việc giết mổ, thông tin cho cơ quan chuyên môn biết để kiểm tra xác minh và có biện pháp xử lý kịp thời.

 to roi - dich ta chau phi - 1.jpg

                        

1. Thông tin kịp thời cho nhân viên thú y, chính quyền và cơ quan thú y nơi gần nhất bất cứ khi nào phát hiện lợn, các sản phẩm lợn nghi bị bệnh, nghi nhiễm mầm bệnh hoặc khi được vận chuyển nhập lậu, nghi nhập lậu.

2. Tiêu hủy đàn lợn nhiễm bệnh và các đàn lợn xung quanh có nguy cơ nhiễm bệnh theo hướng dẫn của cơ quan thú y. Khoanh vùng dịch, vùng đệm để áp dụng các giải pháp kỹ thuật cụ thể và phù hợp cho từng vùng. Không điều trị heo bệnh, nghi mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

3. Trong lúc này, người chăn nuôi, người giết mổ, cơ sở giết mổ, hộ kinh doanh buôn bán thịt lợn cần áp dụng nghiêm “5 không”: Không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, thịt lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa nuôi lợn mà không qua xử lý nhiệt.

          Khi lợn có biểu hiện bệnh cần báo ngay về BCĐ Sản xuất xã để BCĐ có biện pháp xử lý kịp thời.

Đ/c Ngô Khắc Giang – PCT UBND xã- Trưởng BCĐ SX xã; SĐT: 0983797891

Bà: Đào Thị Thoa – Cán bộ Thú y xã: 0394849806.

Đài truyền thanh xã Xuân Phú

Công khai thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Xã Xuân Phú, Thôn Đồng Luồng, Xã Xuân phú, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 0977916732
Email: huyminh.tp@gmai.com