Nâng cao đời sống người dân miền núi nhờ xây dựng nông thôn mới
- Sau nhiều năm triển khai, Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM đã có tác động tích cực đến đời sống của người dân khu vực miền núi. Đời sống vật chất, tinh thần của bà con từng bước được cải thiện, dần thu hẹp khoảng cách với các xã miền xuôi
Nâng cao đời sống người dân miền núi nhờ xây dựng nông thôn mới
- Sau nhiều năm triển khai, Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM đã có tác động tích cực đến đời sống của người dân khu vực miền núi. Đời sống vật chất, tinh thần của bà con từng bước được cải thiện, dần thu hẹp khoảng cách với các xã miền xuôi.
Mô hình trồng bí xanh đang được nhân rộng ở xã Xuân Hoà và nhiều địa phương trên địa bàn huyện Như Xuân.
Cát Tân vốn là xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Như Xuân. Năm 2021, khi bắt tay XDNTM, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 35 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo nông thôn khá cao. Bên cạnh đó, kỹ thuật canh tác của người dân lạc hậu, quy mô sản xuất và chăn nuôi còn manh mún, nhỏ lẻ nên việc phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập nhiều hạn chế, kéo theo việc triển khai các tiêu chí NTM hết sức khó khăn. Chủ tịch UBND xã Cát Tân Hoàng Thị Lương, nhớ lại: "Nút thắt lớn nhất đối với xã là hoàn thành tiêu chí về thu nhập và tỷ lệ hộ nghèo. Vì vậy, với phương châm việc dễ làm trước, việc khó làm sau, xã phối hợp với các đơn vị tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, tư vấn nghề nghiệp, dạy nghề ngắn hạn cho người dân; xây dựng các mô hình sản xuất; vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhất là đối với vùng đất đồi sản xuất kém hiệu quả để trồng cây ăn quả. Đến nay, toàn xã đã có 10ha trồng xoài, cam, bưởi tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP; khôi phục và phát triển vùng chè truyền thống với diện tích trồng mới và trồng lại được hơn 40ha. HTX Dịch vụ nông lâm nghiệp và Sản xuất chè hữu cơ Thanh Vân đã xây dựng sản phẩm OCOP 3 sao chè Thanh Vân được người tiêu dùng ưa chuộng.
Vui mừng trước thành quả của quê hương, ông Lê Ngọc Long, người dân xã Cát Tân cho biết: Đóng góp vào quá trình XDNTM của địa phương, tôi đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo đất sản xuất trồng các loại cây ăn quả. Bên cạnh đó, cùng gia đình tham gia các phong trào hiến đất mở đường, dọn dẹp đường làng, ngõ xóm, trồng cây xanh....
Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 48 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10,06%; đường giao thông nông thôn được xây dựng kiên cố, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, thông thương, phát triển kinh tế; cơ sở vật chất điện, đường, trường, trạm cơ bản được hoàn chỉnh; đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội của người dân đã có nhiều cải thiện, đổi mới; tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được tăng cường và bảo đảm...
Cùng với việc đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn, xây dựng làng quê sáng - xanh - sạch - đẹp, trong quá trình XDNTM, các địa phương khu vực miền núi còn chú trọng thực hiện tiêu chí sản xuất. Tuy mỗi xã có thuận lợi, khó khăn riêng, nhưng hầu hết đều phát huy tiềm năng, lợi thế của mình để nâng cao thu nhập cho người dân, xem đây là đòn bẩy để XDNTM. Theo đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thường Xuân: Phát huy tiềm năng, lợi thế địa phương nhằm phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, các xã đã chú trọng mở rộng diện tích sản xuất các loại cây trồng chủ lực, lợi thế như cây quế, cây mía, cây sắn, keo lai, cây ăn quả... và tập trung phát triển gia trại, trang trại chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường. Mô hình nông nghiệp theo hướng công nghệ cao đã được nhân rộng, điển hình như 7,7ha nhà lưới, nhà màng sản xuất rau, củ, quả an toàn tại các xã Ngọc Phụng, Thọ Thanh và thị trấn Thường Xuân; xây dựng 6 vùng sản xuất nông, thủy sản đạt tiêu chuẩn VietGAP với tổng diện tích 21,78ha... Hằng năm, các HTX đã liên kết với doanh nghiệp sản xuất khoảng 100ha mía ứng dụng kỹ thuật thâm canh. Những tháng đầu năm 2024, huyện tiếp tục lồng ghép các chương trình, dự án và huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng trên 3,3km đường giao thông nông thôn, 6 phòng học các cấp; nâng cấp và xây mới 25,6km đường điện; 5 nhà văn hóa - khu thể thao xã...
Tuy hành trình XDNTM còn dài, còn nhiều khó khăn, nhưng chính quyền, Nhân dân các huyện khu vực miền núi đang cố gắng nâng cao đời sống của người dân. Các địa phương tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là đất đồi kém hiệu quả để phát triển cây trồng, vật nuôi lợi thế; xây dựng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với liên kết sản xuất; khuyến khích chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi theo chuỗi giá trị, phòng chống dịch bệnh. Đồng thời, phát triển thương mại, dịch vụ, đa dạng ngành nghề nông thôn...
Nguồn: Baothanhhoa.vn
Tin cùng chuyên mục
-
Hưởng ứng “Ngày cao điểm tình nguyện chung tay XDNTM”
30/09/2024 15:58:56 -
Nâng cao đời sống người dân miền núi nhờ xây dựng nông thôn mới
30/09/2024 15:58:56 -
Trên hành trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu
30/09/2024 15:46:51 -
Nhiều khó khăn trong XDNTM ở khu vực miền núi
30/09/2024 15:46:51
Nâng cao đời sống người dân miền núi nhờ xây dựng nông thôn mới
- Sau nhiều năm triển khai, Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM đã có tác động tích cực đến đời sống của người dân khu vực miền núi. Đời sống vật chất, tinh thần của bà con từng bước được cải thiện, dần thu hẹp khoảng cách với các xã miền xuôi
Nâng cao đời sống người dân miền núi nhờ xây dựng nông thôn mới
- Sau nhiều năm triển khai, Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM đã có tác động tích cực đến đời sống của người dân khu vực miền núi. Đời sống vật chất, tinh thần của bà con từng bước được cải thiện, dần thu hẹp khoảng cách với các xã miền xuôi.
Mô hình trồng bí xanh đang được nhân rộng ở xã Xuân Hoà và nhiều địa phương trên địa bàn huyện Như Xuân.
Cát Tân vốn là xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Như Xuân. Năm 2021, khi bắt tay XDNTM, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 35 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo nông thôn khá cao. Bên cạnh đó, kỹ thuật canh tác của người dân lạc hậu, quy mô sản xuất và chăn nuôi còn manh mún, nhỏ lẻ nên việc phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập nhiều hạn chế, kéo theo việc triển khai các tiêu chí NTM hết sức khó khăn. Chủ tịch UBND xã Cát Tân Hoàng Thị Lương, nhớ lại: "Nút thắt lớn nhất đối với xã là hoàn thành tiêu chí về thu nhập và tỷ lệ hộ nghèo. Vì vậy, với phương châm việc dễ làm trước, việc khó làm sau, xã phối hợp với các đơn vị tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, tư vấn nghề nghiệp, dạy nghề ngắn hạn cho người dân; xây dựng các mô hình sản xuất; vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhất là đối với vùng đất đồi sản xuất kém hiệu quả để trồng cây ăn quả. Đến nay, toàn xã đã có 10ha trồng xoài, cam, bưởi tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP; khôi phục và phát triển vùng chè truyền thống với diện tích trồng mới và trồng lại được hơn 40ha. HTX Dịch vụ nông lâm nghiệp và Sản xuất chè hữu cơ Thanh Vân đã xây dựng sản phẩm OCOP 3 sao chè Thanh Vân được người tiêu dùng ưa chuộng.
Vui mừng trước thành quả của quê hương, ông Lê Ngọc Long, người dân xã Cát Tân cho biết: Đóng góp vào quá trình XDNTM của địa phương, tôi đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo đất sản xuất trồng các loại cây ăn quả. Bên cạnh đó, cùng gia đình tham gia các phong trào hiến đất mở đường, dọn dẹp đường làng, ngõ xóm, trồng cây xanh....
Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 48 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10,06%; đường giao thông nông thôn được xây dựng kiên cố, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, thông thương, phát triển kinh tế; cơ sở vật chất điện, đường, trường, trạm cơ bản được hoàn chỉnh; đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội của người dân đã có nhiều cải thiện, đổi mới; tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được tăng cường và bảo đảm...
Cùng với việc đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn, xây dựng làng quê sáng - xanh - sạch - đẹp, trong quá trình XDNTM, các địa phương khu vực miền núi còn chú trọng thực hiện tiêu chí sản xuất. Tuy mỗi xã có thuận lợi, khó khăn riêng, nhưng hầu hết đều phát huy tiềm năng, lợi thế của mình để nâng cao thu nhập cho người dân, xem đây là đòn bẩy để XDNTM. Theo đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thường Xuân: Phát huy tiềm năng, lợi thế địa phương nhằm phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, các xã đã chú trọng mở rộng diện tích sản xuất các loại cây trồng chủ lực, lợi thế như cây quế, cây mía, cây sắn, keo lai, cây ăn quả... và tập trung phát triển gia trại, trang trại chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường. Mô hình nông nghiệp theo hướng công nghệ cao đã được nhân rộng, điển hình như 7,7ha nhà lưới, nhà màng sản xuất rau, củ, quả an toàn tại các xã Ngọc Phụng, Thọ Thanh và thị trấn Thường Xuân; xây dựng 6 vùng sản xuất nông, thủy sản đạt tiêu chuẩn VietGAP với tổng diện tích 21,78ha... Hằng năm, các HTX đã liên kết với doanh nghiệp sản xuất khoảng 100ha mía ứng dụng kỹ thuật thâm canh. Những tháng đầu năm 2024, huyện tiếp tục lồng ghép các chương trình, dự án và huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng trên 3,3km đường giao thông nông thôn, 6 phòng học các cấp; nâng cấp và xây mới 25,6km đường điện; 5 nhà văn hóa - khu thể thao xã...
Tuy hành trình XDNTM còn dài, còn nhiều khó khăn, nhưng chính quyền, Nhân dân các huyện khu vực miền núi đang cố gắng nâng cao đời sống của người dân. Các địa phương tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là đất đồi kém hiệu quả để phát triển cây trồng, vật nuôi lợi thế; xây dựng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với liên kết sản xuất; khuyến khích chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi theo chuỗi giá trị, phòng chống dịch bệnh. Đồng thời, phát triển thương mại, dịch vụ, đa dạng ngành nghề nông thôn...
Nguồn: Baothanhhoa.vn
Tin khác
Tin nóng
Công khai thủ tục hành chính
SĐT: 0977916732
Email: huyminh.tp@gmai.com